Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử xã Xuân Khang - Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hoá

Phát hiện xe container chở hơn 600 thùng xốp chứa thịt không rõ nguồn gốc

Đăng lúc: 14:39:55 04/01/2023 (GMT+7)
100%
Print

Cụ thể, số hàng hóa này bị phát hiện khi Tổ công tác thuộc Công an huyện Phong Điền và Phòng CSGT Công an tỉnh TT-Huế phối hợp thực hiện tuần tra, kiểm soát đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thì phát hiện xe đầu kéo BKS 51D-467.22 kéo theo rơ moóc container BKS 51R-077.98, do tài xế Cao Thanh Tài (SN 1990, trú tại xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) điều khiển, có dấu hiệu vi phạm Luật Giao thông Đường bộ nên ra tín hiệu dừng xe kiểm tra. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên rơ moóc container mang BKS 51R-077.98 chở 25 thùng xốp đựng trứng gà non, 430 thùng xốp đựng chân gà, 05 thùng chả cốm, 17 thùng xúc xích các loại, 105 thùng thịt bò, 30 thùng thịt heo, 80 thùng chân cánh gà. Lực lượng chức năng kiểm tra xe chở hàng không rõ nguồn gốc Nhắc tới thực phẩm đông lạnh, khác với thực phẩm tươi sống, người tiêu dùng khó tìm thấy bất cứ một dấu hiệu phân hủy hay ngửi thấy mùi chua, mùi hôi… hoặc sản phẩm đó mềm hay cứng. Cũng chính vì lí do này, nhiều người tiêu dùng chủ quan cho rằng khi chế biến chỉ cần nêm nếm đủ gia vị là sẽ át được mùi của thịt đông lạnh sẽ không có vấn đề gì. Thế nhưng rất nhiều người không biết rằng thực phẩm đông lạnh để quá lâu hoặc không đảm bảo chất lượng rất có hại cho sức khỏe. Tại Việt Nam cũng đã ban hành tiêu chuẩn chất lượng về sản phẩm này, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7047:2020- Thịt đông lạnh. Tiêu chuẩn này áp dụng cho thịt đông lạnh được dùng làm thực phẩm. Theo đó yêu cầu chung là các sản phẩm gia súc, gia cầm và động vật trên cạn khác khi đưa vào giết mổ phải đáp ứng các quy định hiện hành về kiểm soát giết mổ và an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với thịt hộp. Sau khi kết thúc quá trình giết mổ, thân thịt có thể được xẻ đôi hoặc xẻ tư (nếu cần), ngay sau đó được đưa về điều kiện mát sao cho nhiệt độ tâm sản phẩm được duy trì ở mức không lớn hơn 7 °C, sau đó được pha lọc (nếu cần), đóng gói và cấp đông. Một số các tiêu chuẩn về thực phẩm sạch phổ biến hiện nay Tình trạng thực phẩm không rõ xuất xứ nguồn gốc, thực phẩm “bẩn” hiện nay khiến người tiêu dùng rất hoang mang bởi những yếu nó gây ảnh hưởng rất lớn đến toàn xã hội. Vì vậy các tiêu chuẩn về thực phẩm sạch đã được các tổ chức liên quan đặt ra, nhằm ngăn chặn những loại thực phẩm xấu tràn lan để bảo vệ người tiêu dùng cũng như nền kinh tế quốc gia. Tiêu chuẩn GlobalGAP Viết tắt của từ Good Agricultura Pratices, có nghĩa là Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu, là một bộ tiêu chuẩn tập hợp các biện pháp kỹ thuật về thực hành nông nghiệp. Được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch cho ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản trên phạm vi toàn cầu. Tiêu chuẩn GlobalG.A.P Đây là tiêu chuẩn chứng nhận toàn bộ các quá trình sản xuất ra sản phẩm, từ đầu vào trang trại như thức ăn, giống, các hoạt động nuôi trồng cho đến khi thành phẩm và được lưu thông trên thị trường. Mục tiêu cơ bản của GlobalGAP là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, đồng thời cũng đề cập đến vấn đề an toàn, sức khỏe, phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường. Sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP hay các tiêu chuẩn tương đương (JGAP) sẽ được thừa nhận trên toàn cầu. Điều này giúp sản phẩm dễ dàng được chấp nhận bởi các nhà phân phối lớn, thâm nhập các thị trường khó tính, dễ dàng tiêu thụ, dễ dàng lưu hành ở mọi thị trường trên thế giới. Tiêu chuẩn VietGAP Tiêu chuẩn VietGap là viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Đây là tập hợp các tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi. Là một trong các tiêu chuẩn về thực phẩm sạch được người tiêu dùng Việt vô cùng quan tâm. Tiêu chuẩn USDA Organic USDA Organic là viết tắt của từ United States Department of Agriculture, là chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia ban hành năm 2005. USDA là tổ chức duy nhất ở Mỹ có quyền hạn cấp chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm được sản xuất và tiêu dùng trên nước Mỹ. Tiêu chuẩn này yêu cầu sản phẩm của các nhà sản xuất phải chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Tiêu chuẩn GAA BAP GAA BAP là viết tắt của Global Aquaculture Alliance Best Aquaculture Practices Standards, tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất của Liên minh Nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu. Là một trong các tiêu chuẩn về thực phẩm sạch được áp dụng phổ biến nhất là ở Châu Á và Châu Mỹ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Tiêu chuẩn EU Organic Farming Đây là tiêu chuẩn hữu cơ của Uỷ Ban Liên Minh Châu Âu có giá trị trên hơn 47 quốc gia trên thế giới, tiêu chuẩn hữu cơ này được tin cậy và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Sản phẩm được chứng nhận hữu cơ này có giá trị không chỉ tại nước được cấp chứng nhận mà còn được công nhận rộng rãi tại Mỹ, EU và các nước khác trên thế giới. Để có được chứng nhận trồng rau hữu cơ thì khu đất trồng phải là đất sạch, nước sạch, trang trại phải trang bị máy lọc nước cho vào hồ chứa để tưới rau. Phân bón được lấy từ phân bò, con bò cũng phải được nuôi ăn thức ăn hữu cơ, đối phó sâu bệnh mà không dùng thuốc bảo vệ thực vật. Không sử dụng chất kích thích tăng trưởng, chất bảo quản, không chứa chất phụ gia và thành phần biến đổi gen. Tiêu chuẩn MSC MSC là viết tắt của Marine Stewardship Council nghĩa là Hội đồng Quản lý biển, tiêu chuẩn này khuyến khích các vùng khai thác thủy sản bền vững và thực hành nghề cá có trách nhiệm trên toàn thế giới. Đây là tiêu chuẩn được biết đến rộng rãi nhất trong lĩnh vực khai thác hải sản, thông qua các giải pháp thị trường dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu và mục tiêu cả về môi trường và thương mại.

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
226
Hôm qua:
127
Tuần này:
2496
Tháng này:
304590
Tất cả:
1473113

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289