lịch sử xã Xuân khang
Đăng lúc: 11:02:04 18/10/2019 (GMT+7)
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ XUÂN KHANG
PHẦN THỨ NHẤT
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LÀNG XÃ.
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LÀNG XÃ.
1. Ví trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
Xuân Khang là xã miền núi của huyện Như Xuân trước đây, nay là huyện Như Thanh, cách trung tâm huyện 8 km về phía Tây Bắc, nằm trên trục đường quốc lộ 45. Phía Đông giáp xã Mậu Lâm, xã Hải Long huyện Như Thanh; phía Tây giáp xã Yên Lễ, phía Nam giáp xã Tân Bình của huyện Như Xuân; phía Bắc giáp xã Phượng Nghi huyện Như Thanh. Diện tích tự nhiên của xã là 4.229,29 ha. Trong đó: có 2/3 diện tích là rừng và những dãy núi đá vôi, đất lâm nghiệp 2.048,31 ha, đất nông nghiệp 435,27 ha, đất khác 1.745,72 ha. Địa hình đồi núi dốc chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, thổ nhưỡng bao gồm đất feralit, đất phù sa sông suối là chủ yếu, rất mầu mỡ và có tiềm năng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc quy mô lớn. Trên địa bàn xã có hàng chục ao hồ lớn nhỏ được ngăn lại để trữ nước phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu sản xuất bởi những khe suối tự nhiên và sau đó được đổ xuống sông Khe Rồng chảy ra biển Đông. Xuân Khang nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, đặc trưng chủ yếu là nóng ẩm, có 4 tiết Xuân - Hạ - Thu - Đông và được phân thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh. Chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa đặc trưng: Đông Bắc vào mùa lạnh, phơn Tây Nam vào mùa nóng. Tuy nhiên do địa hình được che chắn bởi các dãy núi nên khí hậu tương đối trong lành, mát mẻ vào mùa hạ, ấm áp vào mùa đông. 2. Quá trình hình thành làng xã và dân cư. Xuân Khang trước đây là vùng đất hoang vu, dân cư thưa thớt, đi lại khó khăn, người dân phải bươn chải, chống chọi với thiên nhiên, lúc bấy giờ chủ yếu là người dân tộc Mường và dân tộc Thái ở tỉnh Hòa Bình và các địa phương khác chuyển về làm ăn, sinh sống cư ngụ rải rác ở các chòm bản như: Làng Đồng Mưa, Đồng Rãy, Bến Ván, Đồng Hơn, Đồng Lầm, Hang Khởi, Đồng Lồ, Bến khế, Đồng Xòe. Sau cách mạng tháng tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh thống nhất lại đơn vị hành chính cấp xã, bỏ đơn vị tổng, đến tháng 2 năm 1946 xã Phúc Ấm (Xuân Phúc ngày nay) đã sáp nhập cùng với 2 xã: Xuân Hòa (xã Hải Vân ngày nay) và Vĩnh Khang (xã Xuân Khang ngày nay) lập thành xã Vĩnh Hòa – Huyện Như Xuân, gồm 29 chòm làng bản. Những năm 1963 đến năm 1965 theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc đưa nhân dân miền xuôi đi phát triển kinh tế miền núi. Một bộ phận nhân dân ở huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương và Phường Hàm Rồng lên định cư đan xen với dân bản địa tại các thôn bản, tạo nên khối đại đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau xây dựng quê hương mới. Ngày 15/4/1964 thực hiện Quyết định số 232-NV của Bộ nội vụ chia xã Vĩnh Hòa thành 3 xã, lấy tên là Xuân Phúc, Hải Vân và Xuân Khang. Xã Xuân Khang bao gồm 12 làng và 02 đội công nhân: Đồng Mưa, Đồng Rãy, Bến Ván, Đồng Hơn (Đồng Hơn thời kỳ gọi là Vĩnh Tiến sau gọi là Xuân Tiến), Đồng Lầm, Hang Khởi, Bến khế và Làng Đồn, Rộc Mí, Đồng Pheo, Đá Quai, Phượng Long của xã Phượng Nghi bàn giao sang, cùng đội công nhân cầu đường và đội công nhân Lâm Sinh (Bến Khế). Từ tháng 10/1964 xã có thêm làng Xuân Sơn của xã Quảng Hưng, huyện Quảng Xương chuyển đến sinh sống tại thôn Xuân Lộc ngày nay. Ngày 18/11/1996 Chính phủ ra Nghị định số 72/CP thành lập huyện Như Thanh trên cơ sở chia tách ra từ huyện Như Xuân, Xuân Khang lúc này thuộc huyện Như Thanh. Xã có 9 làng với tên gọi mới là: Đồng Mưa, Phượng Xuân, Xuân Tiến, Đồng Hơn, Trạch Khang, Xuân Lộc, Xuân Cường, Xuân Sinh, Xuân Hưng. Thực hiện Quyết định số 3197/QĐ-UBND ngày 29/12/2007 của UBND Tỉnh Thanh Hóa có hiệu lực từ 01/01/2008 chia tách Xuân Lộc thành Xuân Lộc và Xuân Thành; Phượng Xuân thành Phượng Xuân và Xuân Hòa, từ năm 2008 đến nay xã Xuân Khang có 11 thôn. Hiện nay Xuân Khang có 1773 hộ, 7439 khẩu. Trong đó: dân tộc Mường 1737 khẩu; dân tộc Kinh 4056 khẩu; dân tộc Thái 1593 khẩu; dân tộc Thổ 53 khẩu; có 15 chi bộ và 254 đảng viên
II. TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA – LỊCH SỬ.
1. Truyền thống yêu lao động, ý thức tự lực tự cường, cần cù sáng tạo trong sản xuất, chiến đấu chống thiên tai. Để có những cánh đồng màu mỡ, những trang trại đồi rừng, xóm làng trù phú như ngày hôm nay là kết quả của tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, ý thức tự lực, tự cường để vượt qua mọi phong ba, bão táp của lịch sử. Tên đất, tên làng, tên núi, tên rừng....đều mang dấu ấn của quá trình lao động vất vả, nặng nhọc của các thế hệ người Xuân Khang. Hơn ai hết sự đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau như là một nhu cầu không thể thiếu của cuộc sống. Họ chia sẻ với nhau cả khi vui lẫn khi buồn, tắt lửa tối đèn có nhau, sống chan hòa, thân thiện, cùng nhau vượt qua những trở ngại, khó khăn của cuộc sống. 2. Nhân dân các dân tộc Xuân Khang có truyền thống văn hóa lâu đời, thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc. Cũng như những người Việt ở nơi khác, mọi gia đình coi việc thờ phụng tổ tiên như là một chuẩn mực đạo đức của mỗi con người, nơi tôn nghiêm, trang trọng nhất trong nhà được dành đặt bàn thờ gia tiên. Một số phong tục tập quán được nhân dân trong xã duy trì đến ngày nay như: khuyến khích việc học, tôn trọng người già, tương trợ giúp đỡ nhau trong làng xã, ăn tết Nguyên Đán, tết cơm mới, tục cưới hỏi, tang ma, diễn xướng nhạc cụ cồng chiêng và trò chơi, trò diễn dân tộc..., nhiều người dân còn biết vận dụng tri thức dân gian vào việc chữa bệnh bằng cây cỏ trong rừng (thuốc nam) rất hiệu quả. 3. Truyền thống yêu quê hương đất nước, sẵn sàng đứng lên chống giặc ngoại xâm là đức tính quý báu của các thế hệ người Xuân Khang. Trong suốt các thời kỳ lịch sử của dân tộc người dân Xuân Khang đã không ngừng vươn lên chống lại âm mưu đồng hóa của kẻ thù, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc. Đầu thế kỷ XX đồng bào các dân tộc trong xã hưởng ứng các trào lưu cách mạng dân chủ tư sản do các sĩ phu yêu nước Thanh Hóa đứng ra tập hợp, khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời tất cả mọi người đều tự nguyện tập hợp dưới ngọn cờ của Đảng thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Từ năm 1930 – 1945 dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh huyện Nông Cống và châu Như Xuân, nhân dân Xuân Khang đã tích cực tham gia các phong trào đấu tranh chống Phát xít, đòi quyền dân sinh, dân chủ, đấu tranh chống chế độ hà khắc của thổ ty lang đạo. Tham gia mặt trận phản đế cứu quốc tiến tới giành chính quyền ở cấp châu (huyện). Sự kết tinh những truyền thống quý báu, tốt đẹp hàng mấy nghìn năm nay trên quê hương. Những trang sử hào hùng của thế hệ cha ông sẽ được Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Xuân Khang viết tiếp trong thời đại Hồ Chí Minh và trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay.
Xuân Khang là xã miền núi của huyện Như Xuân trước đây, nay là huyện Như Thanh, cách trung tâm huyện 8 km về phía Tây Bắc, nằm trên trục đường quốc lộ 45. Phía Đông giáp xã Mậu Lâm, xã Hải Long huyện Như Thanh; phía Tây giáp xã Yên Lễ, phía Nam giáp xã Tân Bình của huyện Như Xuân; phía Bắc giáp xã Phượng Nghi huyện Như Thanh. Diện tích tự nhiên của xã là 4.229,29 ha. Trong đó: có 2/3 diện tích là rừng và những dãy núi đá vôi, đất lâm nghiệp 2.048,31 ha, đất nông nghiệp 435,27 ha, đất khác 1.745,72 ha. Địa hình đồi núi dốc chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, thổ nhưỡng bao gồm đất feralit, đất phù sa sông suối là chủ yếu, rất mầu mỡ và có tiềm năng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc quy mô lớn. Trên địa bàn xã có hàng chục ao hồ lớn nhỏ được ngăn lại để trữ nước phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu sản xuất bởi những khe suối tự nhiên và sau đó được đổ xuống sông Khe Rồng chảy ra biển Đông. Xuân Khang nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, đặc trưng chủ yếu là nóng ẩm, có 4 tiết Xuân - Hạ - Thu - Đông và được phân thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh. Chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa đặc trưng: Đông Bắc vào mùa lạnh, phơn Tây Nam vào mùa nóng. Tuy nhiên do địa hình được che chắn bởi các dãy núi nên khí hậu tương đối trong lành, mát mẻ vào mùa hạ, ấm áp vào mùa đông. 2. Quá trình hình thành làng xã và dân cư. Xuân Khang trước đây là vùng đất hoang vu, dân cư thưa thớt, đi lại khó khăn, người dân phải bươn chải, chống chọi với thiên nhiên, lúc bấy giờ chủ yếu là người dân tộc Mường và dân tộc Thái ở tỉnh Hòa Bình và các địa phương khác chuyển về làm ăn, sinh sống cư ngụ rải rác ở các chòm bản như: Làng Đồng Mưa, Đồng Rãy, Bến Ván, Đồng Hơn, Đồng Lầm, Hang Khởi, Đồng Lồ, Bến khế, Đồng Xòe. Sau cách mạng tháng tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh thống nhất lại đơn vị hành chính cấp xã, bỏ đơn vị tổng, đến tháng 2 năm 1946 xã Phúc Ấm (Xuân Phúc ngày nay) đã sáp nhập cùng với 2 xã: Xuân Hòa (xã Hải Vân ngày nay) và Vĩnh Khang (xã Xuân Khang ngày nay) lập thành xã Vĩnh Hòa – Huyện Như Xuân, gồm 29 chòm làng bản. Những năm 1963 đến năm 1965 theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc đưa nhân dân miền xuôi đi phát triển kinh tế miền núi. Một bộ phận nhân dân ở huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương và Phường Hàm Rồng lên định cư đan xen với dân bản địa tại các thôn bản, tạo nên khối đại đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau xây dựng quê hương mới. Ngày 15/4/1964 thực hiện Quyết định số 232-NV của Bộ nội vụ chia xã Vĩnh Hòa thành 3 xã, lấy tên là Xuân Phúc, Hải Vân và Xuân Khang. Xã Xuân Khang bao gồm 12 làng và 02 đội công nhân: Đồng Mưa, Đồng Rãy, Bến Ván, Đồng Hơn (Đồng Hơn thời kỳ gọi là Vĩnh Tiến sau gọi là Xuân Tiến), Đồng Lầm, Hang Khởi, Bến khế và Làng Đồn, Rộc Mí, Đồng Pheo, Đá Quai, Phượng Long của xã Phượng Nghi bàn giao sang, cùng đội công nhân cầu đường và đội công nhân Lâm Sinh (Bến Khế). Từ tháng 10/1964 xã có thêm làng Xuân Sơn của xã Quảng Hưng, huyện Quảng Xương chuyển đến sinh sống tại thôn Xuân Lộc ngày nay. Ngày 18/11/1996 Chính phủ ra Nghị định số 72/CP thành lập huyện Như Thanh trên cơ sở chia tách ra từ huyện Như Xuân, Xuân Khang lúc này thuộc huyện Như Thanh. Xã có 9 làng với tên gọi mới là: Đồng Mưa, Phượng Xuân, Xuân Tiến, Đồng Hơn, Trạch Khang, Xuân Lộc, Xuân Cường, Xuân Sinh, Xuân Hưng. Thực hiện Quyết định số 3197/QĐ-UBND ngày 29/12/2007 của UBND Tỉnh Thanh Hóa có hiệu lực từ 01/01/2008 chia tách Xuân Lộc thành Xuân Lộc và Xuân Thành; Phượng Xuân thành Phượng Xuân và Xuân Hòa, từ năm 2008 đến nay xã Xuân Khang có 11 thôn. Hiện nay Xuân Khang có 1773 hộ, 7439 khẩu. Trong đó: dân tộc Mường 1737 khẩu; dân tộc Kinh 4056 khẩu; dân tộc Thái 1593 khẩu; dân tộc Thổ 53 khẩu; có 15 chi bộ và 254 đảng viên
II. TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA – LỊCH SỬ.
1. Truyền thống yêu lao động, ý thức tự lực tự cường, cần cù sáng tạo trong sản xuất, chiến đấu chống thiên tai. Để có những cánh đồng màu mỡ, những trang trại đồi rừng, xóm làng trù phú như ngày hôm nay là kết quả của tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, ý thức tự lực, tự cường để vượt qua mọi phong ba, bão táp của lịch sử. Tên đất, tên làng, tên núi, tên rừng....đều mang dấu ấn của quá trình lao động vất vả, nặng nhọc của các thế hệ người Xuân Khang. Hơn ai hết sự đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau như là một nhu cầu không thể thiếu của cuộc sống. Họ chia sẻ với nhau cả khi vui lẫn khi buồn, tắt lửa tối đèn có nhau, sống chan hòa, thân thiện, cùng nhau vượt qua những trở ngại, khó khăn của cuộc sống. 2. Nhân dân các dân tộc Xuân Khang có truyền thống văn hóa lâu đời, thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc. Cũng như những người Việt ở nơi khác, mọi gia đình coi việc thờ phụng tổ tiên như là một chuẩn mực đạo đức của mỗi con người, nơi tôn nghiêm, trang trọng nhất trong nhà được dành đặt bàn thờ gia tiên. Một số phong tục tập quán được nhân dân trong xã duy trì đến ngày nay như: khuyến khích việc học, tôn trọng người già, tương trợ giúp đỡ nhau trong làng xã, ăn tết Nguyên Đán, tết cơm mới, tục cưới hỏi, tang ma, diễn xướng nhạc cụ cồng chiêng và trò chơi, trò diễn dân tộc..., nhiều người dân còn biết vận dụng tri thức dân gian vào việc chữa bệnh bằng cây cỏ trong rừng (thuốc nam) rất hiệu quả. 3. Truyền thống yêu quê hương đất nước, sẵn sàng đứng lên chống giặc ngoại xâm là đức tính quý báu của các thế hệ người Xuân Khang. Trong suốt các thời kỳ lịch sử của dân tộc người dân Xuân Khang đã không ngừng vươn lên chống lại âm mưu đồng hóa của kẻ thù, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc. Đầu thế kỷ XX đồng bào các dân tộc trong xã hưởng ứng các trào lưu cách mạng dân chủ tư sản do các sĩ phu yêu nước Thanh Hóa đứng ra tập hợp, khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời tất cả mọi người đều tự nguyện tập hợp dưới ngọn cờ của Đảng thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Từ năm 1930 – 1945 dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh huyện Nông Cống và châu Như Xuân, nhân dân Xuân Khang đã tích cực tham gia các phong trào đấu tranh chống Phát xít, đòi quyền dân sinh, dân chủ, đấu tranh chống chế độ hà khắc của thổ ty lang đạo. Tham gia mặt trận phản đế cứu quốc tiến tới giành chính quyền ở cấp châu (huyện). Sự kết tinh những truyền thống quý báu, tốt đẹp hàng mấy nghìn năm nay trên quê hương. Những trang sử hào hùng của thế hệ cha ông sẽ được Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Xuân Khang viết tiếp trong thời đại Hồ Chí Minh và trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay.
PHẦN THỨ HAI
XUÂN KHANG TRONG HAI CUỘC CHIẾN TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945 – 1975).
XUÂN KHANG TRONG HAI CUỘC CHIẾN TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945 – 1975).
I. THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954).
Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Mở ra kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc và tự do hạnh phúc cho nhân dân. Chính quyền cách mạng đã được xác lập trên vùng đất Như Xuân từ cuối năm 1945. Mặc dù vậy, đời sống kinh tế, văn hóa của người dân sau cách mạng tháng Tám còn rất nhiều khó khăn. Hậu quả của chiến tranh và thiên tai làm cho nạn đói diễn ra triền miên và ngày càng trở nên trầm trọng. Nhân dân Xuân Khang nói riêng, nhân dân cả nước nói chung đang đứng trước đe dọa của giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Ngày 06/01/1946, cùng với nhân dân cả nước, hơn 90% cử tri xã Vĩnh Khang hăng hái tham gia cuộc bầu cử Quốc hội lần đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và tiến hành kiện toàn hệ thống chính trị của xã dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Thượng du miền núi tỉnh Thanh Hóa. Tháng 6/1946 xã Vĩnh Hòa được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã Vĩnh Khang, xã Xuân Hòa và xã Phúc Ấm gồm 29 làng. Ông Quách Văn Nhen được cử làm Chủ tịch lâm thời, ông Quách Văn Việt làm Phó chủ tịch. Sau khi thành lập xã mới, tất cả cử tri hăng hái tham gia cuộc bầu cử HĐND ba cấp. HĐND xã bầu ông Quách Văn Đồng giữ chức Chủ tịch, ông Mai Xuân Hoán giữ chức Phó chủ tịch ủy ban hành chính kháng chiến xã. Ngay sau đó 29 làng tiến hành kiện toàn tổ chức, thống nhất tên gọi các làng, xóm. Mỗi xóm bầu ra xóm trưởng thay thế bộ máy lang đạo mà chính quyền phong kiến đã đặt ra trước kia. Cùng với việc xây dựng chính quyền, các ban ngành trong hệ thống chính trị cũng lần lượt được thành lập như: Ban chấp hành Việt Minh, Ban bình dân học vụ, Ban kinh tế và lực lượng Dân quân. Nhân dân các dân tộc trong xã vui mừng, phấn khởi tham gia vào các đoàn thể quần chúng như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Phụ lão, tạo thành sức mạnh đoàn kết rộng rãi to lớn, tích cực xây dựng chính quyền nhân dân. Sau khi củng cố và kiện toàn hệ thống chính trị, xã Vĩnh Hòa nhanh chóng tiến hành việc chia ruộng công điền cho nhân dân, tập trung tiêu diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm như: thực hiện tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, phát động phong trào tiết kiệm, dành lương thực cho nhiệm vụ cứu đói, bên cạnh đó vận động nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, khai khẩn đất hoang để trồng lúa, ngô, khoai, sắn. Nhờ đó mà nạn đói nhanh chóng qua đi, cuộc sống của nhân dân từng bước ổn định. Thực hiện phong trào Bình dân học vụ, chính quyền xã lập ra ban diệt dốt ở các xóm có các tiểu ban. Việc học chữ Quốc ngữ trở thành nhiệm vụ bắt buộc đối với mọi người, học ở mọi lúc, mọi nơi, bằng nhiều hình thức phù hợp với cuộc sống, sinh hoạt của nhân dân. Cả xã hình thành hàng chục điểm học chữ Quốc ngữ. Phong trào Bình dân học vụ diệt giặc dốt diễn ra hết sức sôi nổi và rầm rộ được duy trì đến hàng chục năm sau. Ngoài ra nhân dân còn tích cực tham gia loại bỏ các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, ma chay, cưới xin linh đình...và phát triển văn hóa cộng đồng. Tháng 11/1946 thực dân Pháp quay lại xâm chiếm nước ta, nhân cơ hội này các đảng phái nổi lên chống phá chính quyền cách mạng ở nhiều địa phương trong tỉnh. Mặt khác, một số thổ ty lang đạo trong chính quyền đã móc nối, cấu kết với bọn phản động thành lập liên bang “Mường thái tự trị” để chống phá chính quyền cách mạng. Hưởng ứng lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến ngày 20/12/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp đó ngày 22/12/1946 Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Đáp lời kêu gọi “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, Chính quyền xã Vĩnh Hòa đã động viên nhân dân tập trung toàn bộ sức người, sức của cho cuộc chiến đấu mới, vừa ra sức xây dựng hậu phương vững chắc, vừa chi viện tích cực cho tiền tuyến. Thực hiện Quyết định của Đảng bộ huyện Như Xuân, tháng 3/1950 chi bộ Vĩnh Hòa (tiền thân của Đảng bộ xã Xuân Khang ngày nay) chính thức được thành lập, gồm 07 đảng viên. Đại hội thành lập chi bộ được tiến hành tại ngôi nhà gia đình ông Đỗ Kế Sức làng Minh Khai (nay là khu phố Bến Sung 1, thị trấn Bến Sung). Ông Nguyễn Văn Sừ được bầu giữ chức Bí thư chi bộ. Sự ra đời của chi bộ Vĩnh Hòa đánh dấu sự trưởng thành về mặt tổ chức cơ sở đảng ở Miền Núi. Tại Đại hội này, chi bộ đã quán triệt sâu sắc vị trí chiến lược của địa bàn. Từ đó xác định nhiệm vụ trọng tâm của xã là: Tích cực bảo vệ hậu phương, xây dựng cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa của chế độ mới để động viên nhân tài vật lực cho cuộc kháng chiến. Thực hiện Chỉ thị của huyện Ủy Như Xuân về việc chi viện cho chiến trường, xã Vĩnh Hòa đã tổ chức từng đoàn dân công tham gia vận chuyển hàng ngàn tấn lương thực trên các tuyến đường phục vụ cho chiến dịch Quang Trung và chiến dịch Hòa Bình, thanh niên trong xã vẫn nối tiếp nhau lên đường tòng quân giết giặc, đã góp sức cùng với quân dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhìn lại 9 năm tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Vĩnh Hòa tự hào với những đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của đất nước. Vĩnh Hòa cũng đã có 20 thanh niên vào bộ đội, 7 người tham gia vệ quốc đoàn, 32 người tham gia dân quân du kích, 150 người tham gia dân công hỏa tuyến, có 4 liệt sỹ đã hy sinh.
II. THỜI KỲ TỪ (1954 – 1975): Cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi, bằng chiến dịch Điện Biên Phủ, lịch sử cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới. Cả nước tiến hành làm 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, cách mạng giải phóng dân tộc thống nhất Tổ quốc. Nhân dân xã Vĩnh Hòa nhanh chóng bắt tay vào thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. 1. Nhân dân tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bước vào thực hiện kế hoạch của Nhà nước giai đoạn (1954 – 1965). Sau chiến thắng Điện biên Phủ, hòa bình được lặp lại ở Miền Bắc, Chi bộ đã xác định nhiệm vụ cấp bách hiện nay là: Tập trung lãnh đạo nhân dân khôi phục phát triển kinh tế, dần dần cải thiện và ổn định đời sống nhân dân, sớm tìm ra hướng đi cho Vĩnh Hòa sau khi bước ra khỏi chiến tranh. Trước hết chi bộ phân công cán bộ, đảng viên cùng các đoàn thể tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực san lấp hố bom, khai hoang, phục hóa, mở rộng diện tích sản xuất, cải tiến lề lối làm ăn, tập trung chăm sóc cây trồng vật nuôi để nâng cao năng xuất, đồng thời phát động phong trào xây dựng đời sống mới, đấu tranh xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin và cả trong nếp sống sinh hoạt hàng ngày. Cuối năm 1958, sau khi có chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp của BCH Trung ương, Điều lệ hợp tác xã đã ra đời. Thực hiện kế hoạch của BCH Huyện ủy Như Xuân, chi bộ Vĩnh Hòa đã tổ chức quán triệt chủ trương này trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đồng thời tổ chức cho nhân dân học tập Điều lệ Hợp tác xã. Các tổ đổi công, nhóm sản xuất trở thành hợp tác xã, các hợp tác xã được thành lập trên nguyên tắc “Tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi”. Vì vậy đây thực sự là bước ngoặt quan trọng, đặt nền móng cho việc xác lập quan hệ sản xuất mới ở nông thôn. Các HTX đã tổ chức hội nghị xã viên để thảo luận, bàn bạc các biện pháp quản lý lao động, xây dựng mức khoán từng công việc. Đặc biệt là công tác quốc hữu hóa các công cụ sản xuất như: Trâu, bò, ruộng đất, xây dựng sân phơi, nhà kho. Cùng với việc xây dựng, củng cố các mô hình HTX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, Phong trào bổ túc văn hóa cũng được duy trì và phát triển, trường cấp 1 duy trì tốt việc dạy và học. Năm học 1959 - 1960 trường cấp 2 đầu tiên của Huyện Như Xuân được ra đời tại Vĩnh Hòa, lúc này gọi là trường nhưng cũng chỉ có một lớp 5. Đến năm học 1961 - 1962 trường mới có đủ 3 lớp, từ lớp 5 đến lớp 7. Trạm xá xã ra đời, đáp ứng việc khám, chữa bệnh thông thường cho nhân dân. Công tác y tế trên địa bàn xã có nhiều tiến bộ, các dịch bệnh lây lan như: dịch tả, sốt rét đang dần được đẩy lùi. Đối với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng: Sau đợt tổ chức cho cán bộ, đảng viên và hội viên các đoàn thể học luật nghĩa vụ quân sự (1956), mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên đều thấm nhuần nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Đợt tuyển quân đầu tiên theo Luật nghĩa vụ quân sự, xã Vĩnh Hòa có hàng chục thanh niên lên đường nhập ngũ, đảm bảo kế hoạch trên giao. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Nhà nước ta (1961 – 1965). Tháng 9 năm 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được tổ chức, đại hội thông qua đường lối chung của cuộc cách mạng XHCN ở Miền Bắc. Chi bộ Vĩnh Hòa đã tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập và tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân về nội dung, kế hoạch, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cho việc tổ chức thực hiện tại địa phương. Đứng trước nhiệm vụ cách mạng mới, sau khi chỉ đạo thành công cuộc bầu cử HĐND xã nhiệm kỳ 1961 - 1963, chi bộ đã tiến hành kiện toàn chi ủy, đồng chí Hoàng Quốc Khánh được bầu làm Bí thư chi bộ, đồng chí Bùi Văn Vần làm Phó bí thư - Chủ tịch Ủy ban hành chính xã. Đối với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể: Nông hội, Phụ nữ, Thanh niên đều thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên làm tốt vai trò nòng cốt trong lao động sản xuất, xây dựng HTX nông nghiệp ngày càng vững mạnh hơn. Tháng 2 năm 1962, Đại hội Đảng bộ Huyện Như Xuân lần thứ IV được tổ chức tại Dốc Đỏ - Lủng Minh Khai - xã Vĩnh Hòa, đại hội đã tổng kết sâu sắc, chỉ rõ những mặt tiến bộ cũng như những mặt yếu kém của phong trào. Trên cơ sở đó quyết định phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới (1962 - 1965), đó là: Ra sức củng cố HTX nông nghiệp về tư tưởng, tổ chức, quản lý, đưa HTX yếu kém lên trung bình và khá, tạo cơ sở thuận lợi để thực hiện từng bước cuộc vận động cải tiến quản lý HTX. Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện, chi bộ và chính quyền xã đã phân công đảng viên, tổ Đảng phụ trách trực tiếp từng HTX, nhằm có giải pháp kịp thời để chỉnh đốn điều hành HTX, phối hợp cùng MTTQ và các đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho xã viên về ý thức làm chủ theo khẩu hiệu “HTX là nhà, xã viên là chủ”. Chi bộ và chính quyền xã tiếp tục vận động nhân dân đẩy mạnh khai hoang. Bởi vậy chỉ sau 2 năm thực hiện, diện tích canh tác năm 1963 tăng 13%, năm 1964 tăng 28% so với năm 1962. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa Miền Núi giai đoạn 1963 - 1965, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ra Nghị quyết “Vận động đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi”, riêng xã Xuân Khang đã đón nhận 100 hộ gia đình từ các xã Quảng Trường, Quảng Hưng, Quảng Phong, Quảng Hải thuộc huyện Quảng Xương lên định cư sinh sống. Ngày 15/4/1964 Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Nghị định số 232/NĐ-NV theo đó xã Vĩnh Hòa được chia tách thành 3 xã (Xuân Khang, Xuân Phúc và Hải Vân). Xuân Khang sau khi thành lập có tổng diện tích tự nhiên là 4.216,07 ha, dân số là 283 hộ, 1.664 khẩu. Vì vậy Thường vụ Huyện ủy Như Xuân ra Quyết định thành lập Chi bộ lâm thời gổm 24 đảng viên, chia làm 03 tổ đảng: Xuân Cường, Xuân Lộc, Xuân Tiến. Chỉ định cấp lâm thời gồm có: ông Lô Văn Nàng làm Bí thư Đảng ủy; ông Ngân Văn Tý làm Phó bí thư – Kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính xã; ông Phạm Thái Bằng giữ chức văn phòng cấp ủy. Ngay sau khi có Quyết định thành lập Chi bộ lâm thời, ngày 20/4/1964 dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Huyện ủy Như Xuân, chi bộ Xuân Khang tổ chức hội nghị thành lập Chi bộ, ra mắt Ban chấp hành lâm thời tại gia đình ông Phạm Văn Thanh (thôn Xuân Tiến ngày nay), với sự có mặt 24 đảng viên chính thức trong toàn xã. Tại hội nghị này chi bộ đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm ổn định Chính trị - kinh tế xã hội. Ngày 10/12/1964 chi bộ Xuân Khang tiến hành tổ chức Đại hội lần thứ nhất, với sự có mặt của 24 đảng viên đến từ 3 tổ đảng. Đại hội Chi bộ Xuân Khang lần thứ nhất đã bầu ông Lô Văn Nàng tiếp tục làm Bí thư Chi bộ; ông Ngân Văn Tý làm Phó bí thư - CT Ủy ban hành chính xã. Bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Nghị quyết V, NGhị quyết VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ VI, Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Như Xuân lần thứ V, Chi bộ Xuân Khang từng bước khắc phục khó khăn, lãnh đạo nhân dân bước vào mặt trận sản xuất và sẵn sàng chiến đấu. 2. Phong trào thi đua lao động sản xuất, sẵn sàng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, tích cực chi viện cho cách mạng Miền Nam (1965 – 1975). Tháng 4/1965 Mỹ tăng cường ném bom đánh phá Miền Bắc. Chi bộ xã Xuân Khang đã tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị để triển khai, quán triệt Chỉ thị của Bộ chính trị và BCH Trung ương Đảng về “Tăng cường lực lượng trị an và sẵn sàng chiến đấu”. Trong 10 năm lãnh đạo nhân dân địa phương thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Từ khi thành lập Chi bộ, Đảng bộ Xuân Khang đã trải qua 09 kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ đề ra phương hướng, nhiệm vụ phù hợp với tình hình địa phương và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, luôn bám sát Nghị quyết cấp trên. Tháng 10/1967 Chi bộ Xuân Khang tiến hành Đại hội lần thứ II tại thôn Xuân Lộc, tổng số đảng viên tham dự là 36 đồng chí. Tại Đại hội này Chi bộ Xuân Khang chính thức đổi tên thành Đảng bộ xã Xuân Khang do ông Bùi Văn Trộng làm Bí thư Đảng bộ. Bên cạnh việc xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, Đảng bộ không ngừng quan tâm củng cố chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức Đoàn thể trong xã, tổ chức tốt cuộc bầu cử HĐND xã các khóa III, IV, V. Các các cuộc bầu cử đã lựa chọn những người có uy tín, năng lực làm nhiệm vụ điều hành bộ máy chính quyền xã. Phải kể đến một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt tiêu biểu như ông Bùi Văn Trộng, Hoàng Văn Thâng, Ngân Văn Sẹn, Nguyễn Vũ Khang, Trịnh Văn Lưu, Nguyễn Trọng Ưng, Lô Thị Xinh, Vũ Trung Kiên, Phạm Thái Bằng, Cao Viết Yền, Phạm Minh Dậu..... Từ năm 1965 – 1972 chiến tranh diễn ra ác liệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại chỗ, đảm bảo giao thông, tích cực chi viện cho tiền tuyến và đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Lao động trẻ khỏe của Hợp tác xã gia nhập lực lượng dân quân, thanh niên xung phong làm nhiệm vụ chiến đấu và giao thông vận tải, hợp tác xã chủ yếu là nữ xã viên, người già và thiếu niên nhưng họ cũng không thua kém gì những người ngoài mặt trận. Nông dân xã viên phát huy tích cực vai trò trong sản xuất tập thể, thực hiện khẩu hiệu “Tay cày, tay súng” duy trì phát triển nông nghiệp trong điều kiện chiến tranh ác liệt. Từ năm 1973 đến đầu năm 1975, Đảng bộ, chính quyền xã tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân khôi phục phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Nhiệm vụ trọng tâm vẫn là đẩy mạnh thâm canh, tăng năng xuất cây trồng, tăng sản lượng lương thực, phát triển chăn nuôi đáp ứng nhu cầu sức kéo và thực phẩm. Bên cạnh đó còn chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: rèn, mộc, đan lát, nung vôi, gạch, ngói. Hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế đi vào có nề nếp đảm bảo nhu cầu học tập, vui chơi giải trí, chữa bệnh của người dân. An ninh chính trị thôn xóm được giữ vững. Trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước của dân tộc, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Xuân Khang luôn hoàn thành xuất sắc việc chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, Xuân Khang đã thực hiện “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Từ năm 1965 – 1975 Xuân Khang đã có 155 thanh niên tham gia bộ đội, 200 thanh niên tham gia lực lượng thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến.... Kết thúc cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước Xuân Khang đã có 66 liệt sĩ, 35 người là thương, bệnh binh, có 330 bộ đội phục viên xuất ngũ, họ đều là những công dân tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Mở ra kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc và tự do hạnh phúc cho nhân dân. Chính quyền cách mạng đã được xác lập trên vùng đất Như Xuân từ cuối năm 1945. Mặc dù vậy, đời sống kinh tế, văn hóa của người dân sau cách mạng tháng Tám còn rất nhiều khó khăn. Hậu quả của chiến tranh và thiên tai làm cho nạn đói diễn ra triền miên và ngày càng trở nên trầm trọng. Nhân dân Xuân Khang nói riêng, nhân dân cả nước nói chung đang đứng trước đe dọa của giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Ngày 06/01/1946, cùng với nhân dân cả nước, hơn 90% cử tri xã Vĩnh Khang hăng hái tham gia cuộc bầu cử Quốc hội lần đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và tiến hành kiện toàn hệ thống chính trị của xã dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Thượng du miền núi tỉnh Thanh Hóa. Tháng 6/1946 xã Vĩnh Hòa được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã Vĩnh Khang, xã Xuân Hòa và xã Phúc Ấm gồm 29 làng. Ông Quách Văn Nhen được cử làm Chủ tịch lâm thời, ông Quách Văn Việt làm Phó chủ tịch. Sau khi thành lập xã mới, tất cả cử tri hăng hái tham gia cuộc bầu cử HĐND ba cấp. HĐND xã bầu ông Quách Văn Đồng giữ chức Chủ tịch, ông Mai Xuân Hoán giữ chức Phó chủ tịch ủy ban hành chính kháng chiến xã. Ngay sau đó 29 làng tiến hành kiện toàn tổ chức, thống nhất tên gọi các làng, xóm. Mỗi xóm bầu ra xóm trưởng thay thế bộ máy lang đạo mà chính quyền phong kiến đã đặt ra trước kia. Cùng với việc xây dựng chính quyền, các ban ngành trong hệ thống chính trị cũng lần lượt được thành lập như: Ban chấp hành Việt Minh, Ban bình dân học vụ, Ban kinh tế và lực lượng Dân quân. Nhân dân các dân tộc trong xã vui mừng, phấn khởi tham gia vào các đoàn thể quần chúng như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Phụ lão, tạo thành sức mạnh đoàn kết rộng rãi to lớn, tích cực xây dựng chính quyền nhân dân. Sau khi củng cố và kiện toàn hệ thống chính trị, xã Vĩnh Hòa nhanh chóng tiến hành việc chia ruộng công điền cho nhân dân, tập trung tiêu diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm như: thực hiện tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, phát động phong trào tiết kiệm, dành lương thực cho nhiệm vụ cứu đói, bên cạnh đó vận động nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, khai khẩn đất hoang để trồng lúa, ngô, khoai, sắn. Nhờ đó mà nạn đói nhanh chóng qua đi, cuộc sống của nhân dân từng bước ổn định. Thực hiện phong trào Bình dân học vụ, chính quyền xã lập ra ban diệt dốt ở các xóm có các tiểu ban. Việc học chữ Quốc ngữ trở thành nhiệm vụ bắt buộc đối với mọi người, học ở mọi lúc, mọi nơi, bằng nhiều hình thức phù hợp với cuộc sống, sinh hoạt của nhân dân. Cả xã hình thành hàng chục điểm học chữ Quốc ngữ. Phong trào Bình dân học vụ diệt giặc dốt diễn ra hết sức sôi nổi và rầm rộ được duy trì đến hàng chục năm sau. Ngoài ra nhân dân còn tích cực tham gia loại bỏ các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, ma chay, cưới xin linh đình...và phát triển văn hóa cộng đồng. Tháng 11/1946 thực dân Pháp quay lại xâm chiếm nước ta, nhân cơ hội này các đảng phái nổi lên chống phá chính quyền cách mạng ở nhiều địa phương trong tỉnh. Mặt khác, một số thổ ty lang đạo trong chính quyền đã móc nối, cấu kết với bọn phản động thành lập liên bang “Mường thái tự trị” để chống phá chính quyền cách mạng. Hưởng ứng lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến ngày 20/12/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp đó ngày 22/12/1946 Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Đáp lời kêu gọi “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, Chính quyền xã Vĩnh Hòa đã động viên nhân dân tập trung toàn bộ sức người, sức của cho cuộc chiến đấu mới, vừa ra sức xây dựng hậu phương vững chắc, vừa chi viện tích cực cho tiền tuyến. Thực hiện Quyết định của Đảng bộ huyện Như Xuân, tháng 3/1950 chi bộ Vĩnh Hòa (tiền thân của Đảng bộ xã Xuân Khang ngày nay) chính thức được thành lập, gồm 07 đảng viên. Đại hội thành lập chi bộ được tiến hành tại ngôi nhà gia đình ông Đỗ Kế Sức làng Minh Khai (nay là khu phố Bến Sung 1, thị trấn Bến Sung). Ông Nguyễn Văn Sừ được bầu giữ chức Bí thư chi bộ. Sự ra đời của chi bộ Vĩnh Hòa đánh dấu sự trưởng thành về mặt tổ chức cơ sở đảng ở Miền Núi. Tại Đại hội này, chi bộ đã quán triệt sâu sắc vị trí chiến lược của địa bàn. Từ đó xác định nhiệm vụ trọng tâm của xã là: Tích cực bảo vệ hậu phương, xây dựng cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa của chế độ mới để động viên nhân tài vật lực cho cuộc kháng chiến. Thực hiện Chỉ thị của huyện Ủy Như Xuân về việc chi viện cho chiến trường, xã Vĩnh Hòa đã tổ chức từng đoàn dân công tham gia vận chuyển hàng ngàn tấn lương thực trên các tuyến đường phục vụ cho chiến dịch Quang Trung và chiến dịch Hòa Bình, thanh niên trong xã vẫn nối tiếp nhau lên đường tòng quân giết giặc, đã góp sức cùng với quân dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhìn lại 9 năm tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Vĩnh Hòa tự hào với những đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của đất nước. Vĩnh Hòa cũng đã có 20 thanh niên vào bộ đội, 7 người tham gia vệ quốc đoàn, 32 người tham gia dân quân du kích, 150 người tham gia dân công hỏa tuyến, có 4 liệt sỹ đã hy sinh.
II. THỜI KỲ TỪ (1954 – 1975): Cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi, bằng chiến dịch Điện Biên Phủ, lịch sử cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới. Cả nước tiến hành làm 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, cách mạng giải phóng dân tộc thống nhất Tổ quốc. Nhân dân xã Vĩnh Hòa nhanh chóng bắt tay vào thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. 1. Nhân dân tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bước vào thực hiện kế hoạch của Nhà nước giai đoạn (1954 – 1965). Sau chiến thắng Điện biên Phủ, hòa bình được lặp lại ở Miền Bắc, Chi bộ đã xác định nhiệm vụ cấp bách hiện nay là: Tập trung lãnh đạo nhân dân khôi phục phát triển kinh tế, dần dần cải thiện và ổn định đời sống nhân dân, sớm tìm ra hướng đi cho Vĩnh Hòa sau khi bước ra khỏi chiến tranh. Trước hết chi bộ phân công cán bộ, đảng viên cùng các đoàn thể tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực san lấp hố bom, khai hoang, phục hóa, mở rộng diện tích sản xuất, cải tiến lề lối làm ăn, tập trung chăm sóc cây trồng vật nuôi để nâng cao năng xuất, đồng thời phát động phong trào xây dựng đời sống mới, đấu tranh xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin và cả trong nếp sống sinh hoạt hàng ngày. Cuối năm 1958, sau khi có chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp của BCH Trung ương, Điều lệ hợp tác xã đã ra đời. Thực hiện kế hoạch của BCH Huyện ủy Như Xuân, chi bộ Vĩnh Hòa đã tổ chức quán triệt chủ trương này trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đồng thời tổ chức cho nhân dân học tập Điều lệ Hợp tác xã. Các tổ đổi công, nhóm sản xuất trở thành hợp tác xã, các hợp tác xã được thành lập trên nguyên tắc “Tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi”. Vì vậy đây thực sự là bước ngoặt quan trọng, đặt nền móng cho việc xác lập quan hệ sản xuất mới ở nông thôn. Các HTX đã tổ chức hội nghị xã viên để thảo luận, bàn bạc các biện pháp quản lý lao động, xây dựng mức khoán từng công việc. Đặc biệt là công tác quốc hữu hóa các công cụ sản xuất như: Trâu, bò, ruộng đất, xây dựng sân phơi, nhà kho. Cùng với việc xây dựng, củng cố các mô hình HTX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, Phong trào bổ túc văn hóa cũng được duy trì và phát triển, trường cấp 1 duy trì tốt việc dạy và học. Năm học 1959 - 1960 trường cấp 2 đầu tiên của Huyện Như Xuân được ra đời tại Vĩnh Hòa, lúc này gọi là trường nhưng cũng chỉ có một lớp 5. Đến năm học 1961 - 1962 trường mới có đủ 3 lớp, từ lớp 5 đến lớp 7. Trạm xá xã ra đời, đáp ứng việc khám, chữa bệnh thông thường cho nhân dân. Công tác y tế trên địa bàn xã có nhiều tiến bộ, các dịch bệnh lây lan như: dịch tả, sốt rét đang dần được đẩy lùi. Đối với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng: Sau đợt tổ chức cho cán bộ, đảng viên và hội viên các đoàn thể học luật nghĩa vụ quân sự (1956), mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên đều thấm nhuần nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Đợt tuyển quân đầu tiên theo Luật nghĩa vụ quân sự, xã Vĩnh Hòa có hàng chục thanh niên lên đường nhập ngũ, đảm bảo kế hoạch trên giao. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Nhà nước ta (1961 – 1965). Tháng 9 năm 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được tổ chức, đại hội thông qua đường lối chung của cuộc cách mạng XHCN ở Miền Bắc. Chi bộ Vĩnh Hòa đã tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập và tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân về nội dung, kế hoạch, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cho việc tổ chức thực hiện tại địa phương. Đứng trước nhiệm vụ cách mạng mới, sau khi chỉ đạo thành công cuộc bầu cử HĐND xã nhiệm kỳ 1961 - 1963, chi bộ đã tiến hành kiện toàn chi ủy, đồng chí Hoàng Quốc Khánh được bầu làm Bí thư chi bộ, đồng chí Bùi Văn Vần làm Phó bí thư - Chủ tịch Ủy ban hành chính xã. Đối với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể: Nông hội, Phụ nữ, Thanh niên đều thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên làm tốt vai trò nòng cốt trong lao động sản xuất, xây dựng HTX nông nghiệp ngày càng vững mạnh hơn. Tháng 2 năm 1962, Đại hội Đảng bộ Huyện Như Xuân lần thứ IV được tổ chức tại Dốc Đỏ - Lủng Minh Khai - xã Vĩnh Hòa, đại hội đã tổng kết sâu sắc, chỉ rõ những mặt tiến bộ cũng như những mặt yếu kém của phong trào. Trên cơ sở đó quyết định phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới (1962 - 1965), đó là: Ra sức củng cố HTX nông nghiệp về tư tưởng, tổ chức, quản lý, đưa HTX yếu kém lên trung bình và khá, tạo cơ sở thuận lợi để thực hiện từng bước cuộc vận động cải tiến quản lý HTX. Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện, chi bộ và chính quyền xã đã phân công đảng viên, tổ Đảng phụ trách trực tiếp từng HTX, nhằm có giải pháp kịp thời để chỉnh đốn điều hành HTX, phối hợp cùng MTTQ và các đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho xã viên về ý thức làm chủ theo khẩu hiệu “HTX là nhà, xã viên là chủ”. Chi bộ và chính quyền xã tiếp tục vận động nhân dân đẩy mạnh khai hoang. Bởi vậy chỉ sau 2 năm thực hiện, diện tích canh tác năm 1963 tăng 13%, năm 1964 tăng 28% so với năm 1962. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa Miền Núi giai đoạn 1963 - 1965, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ra Nghị quyết “Vận động đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi”, riêng xã Xuân Khang đã đón nhận 100 hộ gia đình từ các xã Quảng Trường, Quảng Hưng, Quảng Phong, Quảng Hải thuộc huyện Quảng Xương lên định cư sinh sống. Ngày 15/4/1964 Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Nghị định số 232/NĐ-NV theo đó xã Vĩnh Hòa được chia tách thành 3 xã (Xuân Khang, Xuân Phúc và Hải Vân). Xuân Khang sau khi thành lập có tổng diện tích tự nhiên là 4.216,07 ha, dân số là 283 hộ, 1.664 khẩu. Vì vậy Thường vụ Huyện ủy Như Xuân ra Quyết định thành lập Chi bộ lâm thời gổm 24 đảng viên, chia làm 03 tổ đảng: Xuân Cường, Xuân Lộc, Xuân Tiến. Chỉ định cấp lâm thời gồm có: ông Lô Văn Nàng làm Bí thư Đảng ủy; ông Ngân Văn Tý làm Phó bí thư – Kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính xã; ông Phạm Thái Bằng giữ chức văn phòng cấp ủy. Ngay sau khi có Quyết định thành lập Chi bộ lâm thời, ngày 20/4/1964 dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Huyện ủy Như Xuân, chi bộ Xuân Khang tổ chức hội nghị thành lập Chi bộ, ra mắt Ban chấp hành lâm thời tại gia đình ông Phạm Văn Thanh (thôn Xuân Tiến ngày nay), với sự có mặt 24 đảng viên chính thức trong toàn xã. Tại hội nghị này chi bộ đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm ổn định Chính trị - kinh tế xã hội. Ngày 10/12/1964 chi bộ Xuân Khang tiến hành tổ chức Đại hội lần thứ nhất, với sự có mặt của 24 đảng viên đến từ 3 tổ đảng. Đại hội Chi bộ Xuân Khang lần thứ nhất đã bầu ông Lô Văn Nàng tiếp tục làm Bí thư Chi bộ; ông Ngân Văn Tý làm Phó bí thư - CT Ủy ban hành chính xã. Bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Nghị quyết V, NGhị quyết VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ VI, Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Như Xuân lần thứ V, Chi bộ Xuân Khang từng bước khắc phục khó khăn, lãnh đạo nhân dân bước vào mặt trận sản xuất và sẵn sàng chiến đấu. 2. Phong trào thi đua lao động sản xuất, sẵn sàng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, tích cực chi viện cho cách mạng Miền Nam (1965 – 1975). Tháng 4/1965 Mỹ tăng cường ném bom đánh phá Miền Bắc. Chi bộ xã Xuân Khang đã tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị để triển khai, quán triệt Chỉ thị của Bộ chính trị và BCH Trung ương Đảng về “Tăng cường lực lượng trị an và sẵn sàng chiến đấu”. Trong 10 năm lãnh đạo nhân dân địa phương thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Từ khi thành lập Chi bộ, Đảng bộ Xuân Khang đã trải qua 09 kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ đề ra phương hướng, nhiệm vụ phù hợp với tình hình địa phương và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, luôn bám sát Nghị quyết cấp trên. Tháng 10/1967 Chi bộ Xuân Khang tiến hành Đại hội lần thứ II tại thôn Xuân Lộc, tổng số đảng viên tham dự là 36 đồng chí. Tại Đại hội này Chi bộ Xuân Khang chính thức đổi tên thành Đảng bộ xã Xuân Khang do ông Bùi Văn Trộng làm Bí thư Đảng bộ. Bên cạnh việc xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, Đảng bộ không ngừng quan tâm củng cố chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức Đoàn thể trong xã, tổ chức tốt cuộc bầu cử HĐND xã các khóa III, IV, V. Các các cuộc bầu cử đã lựa chọn những người có uy tín, năng lực làm nhiệm vụ điều hành bộ máy chính quyền xã. Phải kể đến một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt tiêu biểu như ông Bùi Văn Trộng, Hoàng Văn Thâng, Ngân Văn Sẹn, Nguyễn Vũ Khang, Trịnh Văn Lưu, Nguyễn Trọng Ưng, Lô Thị Xinh, Vũ Trung Kiên, Phạm Thái Bằng, Cao Viết Yền, Phạm Minh Dậu..... Từ năm 1965 – 1972 chiến tranh diễn ra ác liệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại chỗ, đảm bảo giao thông, tích cực chi viện cho tiền tuyến và đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Lao động trẻ khỏe của Hợp tác xã gia nhập lực lượng dân quân, thanh niên xung phong làm nhiệm vụ chiến đấu và giao thông vận tải, hợp tác xã chủ yếu là nữ xã viên, người già và thiếu niên nhưng họ cũng không thua kém gì những người ngoài mặt trận. Nông dân xã viên phát huy tích cực vai trò trong sản xuất tập thể, thực hiện khẩu hiệu “Tay cày, tay súng” duy trì phát triển nông nghiệp trong điều kiện chiến tranh ác liệt. Từ năm 1973 đến đầu năm 1975, Đảng bộ, chính quyền xã tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân khôi phục phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Nhiệm vụ trọng tâm vẫn là đẩy mạnh thâm canh, tăng năng xuất cây trồng, tăng sản lượng lương thực, phát triển chăn nuôi đáp ứng nhu cầu sức kéo và thực phẩm. Bên cạnh đó còn chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: rèn, mộc, đan lát, nung vôi, gạch, ngói. Hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế đi vào có nề nếp đảm bảo nhu cầu học tập, vui chơi giải trí, chữa bệnh của người dân. An ninh chính trị thôn xóm được giữ vững. Trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước của dân tộc, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Xuân Khang luôn hoàn thành xuất sắc việc chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, Xuân Khang đã thực hiện “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Từ năm 1965 – 1975 Xuân Khang đã có 155 thanh niên tham gia bộ đội, 200 thanh niên tham gia lực lượng thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến.... Kết thúc cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước Xuân Khang đã có 66 liệt sĩ, 35 người là thương, bệnh binh, có 330 bộ đội phục viên xuất ngũ, họ đều là những công dân tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
PHẦN THỨ BA
THỜI KỲ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG (1975 – 2000).
THỜI KỲ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG (1975 – 2000).
I. THỜI KỲ KHÔI PHỤC, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA – XÃ HỘI (1975 – 1985).
Từ tháng 5/1975 đến tháng 11/1985 Đảng bộ xã Xuân Khang đã tiến hành 5 kỳ đại hội, từ đại hội X đến đại hội XV, lựa chọn những người có uy tín, năng lực làm nhiệm vụ điều hành bộ máy chính quyền xã. Phải kể đến một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt tiêu biểu như: ông Cao Viết Yền, Phạm Minh Dậu, Đường Mạnh Thân, Ngân Văn Sẹn, Nguyễn Trọng Tứ, Quách Đăng Muôn, Lô Tuyến Đạt, Phạm Văn Ước, Nguyễn Văn Hiển, Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Văn Củng... Căn cứ vào tình hình thực tế các kỳ, đại hội đã đề ra phương hướng, mục tiêu cụ thể hướng tới một mục tiêu chung là không ngừng củng cố, xây dựng chính quyền và các đoàn thể vững mạnh, khôi phục kinh tế, đấu tranh chống đói nghèo và lạc hậu. Đẩy mạnh công tác thủy lợi, khôi phục hệ thống kênh mương, mở rộng diện tích cây trồng, cây công nghiệp và các loại cây màu, khuyến khích chăn nuôi trâu, bò và các loại gia súc, gia cầm. Tiếp tục chương trình cải cách giáo dục, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nâng cao chất lượng của trạm y tế. Bảo đảm giữ vững trật tự an ninh và an toàn xã hội, tiếp tục được thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa trao quyết định là Đảng bộ đạt danh hiệu đảng bộ trong sạch vững mạnh. Sau 10 năm thực hiện khôi phục kinh tế, văn hóa xã hội, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai của Nhà nước (1981 – 1985) trong điều kiện đất nước vừa hòa bình lại có chiến tranh, tình hình thế giới không thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam bị Mỹ bao vây, cấm vận cô lập, lại thêm sự tàn phá của thiên tai và nền kinh tế tiểu nông, cộng với hạn chế do cơ chế quan liêu, bao cấp của Nhà nước.... Song được sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa mà trực tiếp là Đảng bộ Huyện Như Xuân, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã đã đạt được một số thành tích đáng phấn khởi. Tuy nhiên vẫn đứng trước khó khăn trong sinh hoạt và đời sống, nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn trong tình trạng lạc hậu, trì trệ, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn. Đó là trăn trở lớn đối với Đảng bộ và Chính quyền xã Xuân Khang.
II. THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1986 – 1996).
Đại hội VI, VII, VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đặt cơ sở và bước đi tới cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, trong đó có xã Xuân Khang. Từ năm 1986 đến năm 1996 Đảng bộ xã Xuân Khang trải qua 3 kỳ Đại hội, từ Đại hội XV đến đại hội XVIII. Căn cứ vào tình hình thực tế mỗi kỳ Đại hội xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể nhằm tập trung xây dựng Đảng - Chính quyền – Mặt trận tổ quốc và cac Đoàn thể vững mạnh. Đảng bộ, Chính quyền xã Xuân Khang luôn giữ gìn khối đoàn kết, thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp, chỉ đạo nhân dân trong xã thực hiện tốt sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương. Cùng với các kỳ Đại hội Đảng bộ, HĐND, UBND cũng được kiện toàn theo nhiệm kỳ. Từ năm 1985 – 1989, Xuân Khang đã tiến hành 3 cuộc bầu cử HĐND xã. Hội đồng nhân dân xã bầu ra UBND đại diện cho chính quyền Nhà nước cấp cơ sở. Từ năm 1985 – 1999 UBND trải qua 5 nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền xã đã năng động, sáng tạo, bám sát và triển khai kịp thời các chủ trương của cấp ủy, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện quy chế dân chủ, công khai các khoản thu – chi ngân sách. Chỉ đạo các đoàn thể tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế, tích cực xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Thời kỳ từ 1986 đến 1996 là thời kỳ diễn ra nhiều hoạt động mang tính đột phá, làm thay đổi diện mạo làng xã, tạo điều kiện cho việc thực hiện Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhiều cơ sở hạ tầng trong xã được xây dựng vào thời kỳ này như trường học, trạm y tế, các công trình thủy lợi. Thực hiện cơ chế khoán, Đảng bộ, chính quyền tập trung củng cố lại hệ thống hợp tác xã sang đội sản xuất, sau đó đa dạng mô hình quản lý theo đơn vị thôn, thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp. Các lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân được tổ chức thường xuyên, phát động nhân dân tích cực đầu tư chăm lo cho sản xuất, đổi mới cơ cấu giống, chuyển đổi đất cấy lúa năng xuất thấp sang trồng cây màu, cây công nghiệp. Tổng diện tích gieo trồng năm 1995 là 213,5 ha với tổng sản lượng quy thóc là 6378 tấn, bình quân lương thực đầu người là 18,5kg/người/tháng. Chăn nuôi gia súc, gia cầm được nhân dân đẩy mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, các ngành nghề phụ như: Khai thác đá, nấu ghạch, nung vôi, dịch vụ thương mại..... được mở rộng. Cùng với phát triển kinh tế công tác chính sách xã hội được thực hiện thường xuyên, đảm bảo. Công tác giáo dục, y tế, dân số, vệ sinh môi trường được quan tâm, an ninh quốc phòng được củng cố và giữ vững. Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện Như Xuân, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Xuân Khang đã đạt được một số thành tích tiến bộ trên các lĩnh vực, đặt nền móng vững chắc cho việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn trong giai đoạn tiếp theo.
III. THỜI KỲ TỪ 1996 – 2000.
Ngày 18/11/1996 Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 72 chia huyện Như Xuân thành 2 huyện: Như Xuân và Như Thanh, xã Xuân Khang thuộc huyện Như Thanh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Như Thanh, Đảng bộ xã Xuân Khang tập trung chăm lo giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ, đảng viên, xây dựng sự đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng. Ngày 26-27 tháng 9 năm 2000, Đảng bộ tổ chức Đại hội lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2000 – 2005, Đại hội đã bầu BCH gồm 11 ủy viên. Tại kỳ họp thứ nhất của BCH đã bầu được 3 đồng chí vào BTV, ông Lô Tuyến Đạt được bầu giữ chức Bí thư Đảng bộ; ông Phạm Minh Dượn giữ chức phó bí thư, kiêm chủ tịch UBND xã từ tháng 8/2003 đến tháng 7/2004 giữ chức Bí thư, kiêm Chủ tịch HĐND, ông Hoàng Huy Hùng ủy viên thường vụ, trực Đảng ủy. Tháng 8 năm 2004 ông Trịnh Văn Doanh làm Bí thư Đảng bộ xã thay ông Phạm Minh Dượn về nghỉ hưu. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ, chính quyền nhân dân và dân tộc xã nhà đã vượt qua những khó khăn thách thức, thiên tai, địch họa, tập trung hăng say lao động sản xuất, phát triển kinh tế, quyết tâm xây dựng quê hương Xuân Khang ngày càng giàu đẹp. Kinh tế: Bằng các biện pháp kiên cố hóa kênh mương, chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp, thực hiện thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Năm 2000, tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn xã là 840ha, trong đó diện tích lúa là 120ha, năng xuất bình quân đạt 4,2 tấn/ha. Tổng sản lượng quy thóc đạt 1.455 tấn. Các loại cây trồng chủ yếu là lúa, sắn, ngô, mía đường, mía kim tân. Công tác chăn nuôi phát triển mạnh. Tiếp tục thực hiện dự án phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, thực hiện một số trang trại vườn rừng theo hình thức nông – lâm kết hợp. Các ngành nghề thủ công, kinh doanh dịch vụ phát triển, nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu chủ yếu cho nhân dân. Từ 1996 – 2000 tình hình kinh tế trên địa bàn xã đi vào ổn định và phát triển toàn diện theo hướng nhiều thành phần, giá trị sản xuất đạt 12%/năm. Tổng giá trị thu nhập năm 2000 đạt 4,79 tỷ đồng, bình quân 2,3 triệu đồng/người/năm. Việc đầu tư cở hạ tầng được chú trọng làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn. Văn hóa – xã hội: Đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, khôi phục và phát huy truyền thống văn hóa của quê hương, đồng thời thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.... Mặt trận và các đoàn thể vận động nhân dân tham gia xây dựng gia đình, thôn, làng, cơ quan văn hóa. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phát triển phong trào thể dục thể thao, văn nghệ quần chúng.... Công tác giáo dục được quan tâm, thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác giáo dục, tăng cơ sở vật chất cho các trường học, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, thực hiện luật phổ cập giáo dục. Kết quả: năm 2000 phổ cập giáo dục đúng độ tuổi đạt 100%, phổ cập THCS đạt 97%, học sinh thi vào trường THPT đạt 47%, thi vào Đại học, cao đẳng, trung cấp đạt 5%. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, dân số KHHGĐ, vệ sinh môi trường được thực hiện ngày càng có hiệu quả, việc khám chữa bệnh cho nhân dân được đáp ứng kịp thời, hàng năm có từ 4.200 đến 4.700 lượt người được khám chữa bệnh, khám chuyển tuyến 120 ca, tỷ lệ sinh năm 2000 giảm 1,4%. Công tác quốc phòng, an ninh được giữ vững, chính sách xã hội được quan tâm đúng mức.
Từ tháng 5/1975 đến tháng 11/1985 Đảng bộ xã Xuân Khang đã tiến hành 5 kỳ đại hội, từ đại hội X đến đại hội XV, lựa chọn những người có uy tín, năng lực làm nhiệm vụ điều hành bộ máy chính quyền xã. Phải kể đến một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt tiêu biểu như: ông Cao Viết Yền, Phạm Minh Dậu, Đường Mạnh Thân, Ngân Văn Sẹn, Nguyễn Trọng Tứ, Quách Đăng Muôn, Lô Tuyến Đạt, Phạm Văn Ước, Nguyễn Văn Hiển, Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Văn Củng... Căn cứ vào tình hình thực tế các kỳ, đại hội đã đề ra phương hướng, mục tiêu cụ thể hướng tới một mục tiêu chung là không ngừng củng cố, xây dựng chính quyền và các đoàn thể vững mạnh, khôi phục kinh tế, đấu tranh chống đói nghèo và lạc hậu. Đẩy mạnh công tác thủy lợi, khôi phục hệ thống kênh mương, mở rộng diện tích cây trồng, cây công nghiệp và các loại cây màu, khuyến khích chăn nuôi trâu, bò và các loại gia súc, gia cầm. Tiếp tục chương trình cải cách giáo dục, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nâng cao chất lượng của trạm y tế. Bảo đảm giữ vững trật tự an ninh và an toàn xã hội, tiếp tục được thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa trao quyết định là Đảng bộ đạt danh hiệu đảng bộ trong sạch vững mạnh. Sau 10 năm thực hiện khôi phục kinh tế, văn hóa xã hội, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai của Nhà nước (1981 – 1985) trong điều kiện đất nước vừa hòa bình lại có chiến tranh, tình hình thế giới không thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam bị Mỹ bao vây, cấm vận cô lập, lại thêm sự tàn phá của thiên tai và nền kinh tế tiểu nông, cộng với hạn chế do cơ chế quan liêu, bao cấp của Nhà nước.... Song được sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa mà trực tiếp là Đảng bộ Huyện Như Xuân, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã đã đạt được một số thành tích đáng phấn khởi. Tuy nhiên vẫn đứng trước khó khăn trong sinh hoạt và đời sống, nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn trong tình trạng lạc hậu, trì trệ, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn. Đó là trăn trở lớn đối với Đảng bộ và Chính quyền xã Xuân Khang.
II. THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1986 – 1996).
Đại hội VI, VII, VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đặt cơ sở và bước đi tới cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, trong đó có xã Xuân Khang. Từ năm 1986 đến năm 1996 Đảng bộ xã Xuân Khang trải qua 3 kỳ Đại hội, từ Đại hội XV đến đại hội XVIII. Căn cứ vào tình hình thực tế mỗi kỳ Đại hội xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể nhằm tập trung xây dựng Đảng - Chính quyền – Mặt trận tổ quốc và cac Đoàn thể vững mạnh. Đảng bộ, Chính quyền xã Xuân Khang luôn giữ gìn khối đoàn kết, thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp, chỉ đạo nhân dân trong xã thực hiện tốt sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương. Cùng với các kỳ Đại hội Đảng bộ, HĐND, UBND cũng được kiện toàn theo nhiệm kỳ. Từ năm 1985 – 1989, Xuân Khang đã tiến hành 3 cuộc bầu cử HĐND xã. Hội đồng nhân dân xã bầu ra UBND đại diện cho chính quyền Nhà nước cấp cơ sở. Từ năm 1985 – 1999 UBND trải qua 5 nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền xã đã năng động, sáng tạo, bám sát và triển khai kịp thời các chủ trương của cấp ủy, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện quy chế dân chủ, công khai các khoản thu – chi ngân sách. Chỉ đạo các đoàn thể tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế, tích cực xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Thời kỳ từ 1986 đến 1996 là thời kỳ diễn ra nhiều hoạt động mang tính đột phá, làm thay đổi diện mạo làng xã, tạo điều kiện cho việc thực hiện Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhiều cơ sở hạ tầng trong xã được xây dựng vào thời kỳ này như trường học, trạm y tế, các công trình thủy lợi. Thực hiện cơ chế khoán, Đảng bộ, chính quyền tập trung củng cố lại hệ thống hợp tác xã sang đội sản xuất, sau đó đa dạng mô hình quản lý theo đơn vị thôn, thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp. Các lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân được tổ chức thường xuyên, phát động nhân dân tích cực đầu tư chăm lo cho sản xuất, đổi mới cơ cấu giống, chuyển đổi đất cấy lúa năng xuất thấp sang trồng cây màu, cây công nghiệp. Tổng diện tích gieo trồng năm 1995 là 213,5 ha với tổng sản lượng quy thóc là 6378 tấn, bình quân lương thực đầu người là 18,5kg/người/tháng. Chăn nuôi gia súc, gia cầm được nhân dân đẩy mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, các ngành nghề phụ như: Khai thác đá, nấu ghạch, nung vôi, dịch vụ thương mại..... được mở rộng. Cùng với phát triển kinh tế công tác chính sách xã hội được thực hiện thường xuyên, đảm bảo. Công tác giáo dục, y tế, dân số, vệ sinh môi trường được quan tâm, an ninh quốc phòng được củng cố và giữ vững. Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện Như Xuân, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Xuân Khang đã đạt được một số thành tích tiến bộ trên các lĩnh vực, đặt nền móng vững chắc cho việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn trong giai đoạn tiếp theo.
III. THỜI KỲ TỪ 1996 – 2000.
Ngày 18/11/1996 Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 72 chia huyện Như Xuân thành 2 huyện: Như Xuân và Như Thanh, xã Xuân Khang thuộc huyện Như Thanh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Như Thanh, Đảng bộ xã Xuân Khang tập trung chăm lo giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ, đảng viên, xây dựng sự đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng. Ngày 26-27 tháng 9 năm 2000, Đảng bộ tổ chức Đại hội lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2000 – 2005, Đại hội đã bầu BCH gồm 11 ủy viên. Tại kỳ họp thứ nhất của BCH đã bầu được 3 đồng chí vào BTV, ông Lô Tuyến Đạt được bầu giữ chức Bí thư Đảng bộ; ông Phạm Minh Dượn giữ chức phó bí thư, kiêm chủ tịch UBND xã từ tháng 8/2003 đến tháng 7/2004 giữ chức Bí thư, kiêm Chủ tịch HĐND, ông Hoàng Huy Hùng ủy viên thường vụ, trực Đảng ủy. Tháng 8 năm 2004 ông Trịnh Văn Doanh làm Bí thư Đảng bộ xã thay ông Phạm Minh Dượn về nghỉ hưu. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ, chính quyền nhân dân và dân tộc xã nhà đã vượt qua những khó khăn thách thức, thiên tai, địch họa, tập trung hăng say lao động sản xuất, phát triển kinh tế, quyết tâm xây dựng quê hương Xuân Khang ngày càng giàu đẹp. Kinh tế: Bằng các biện pháp kiên cố hóa kênh mương, chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp, thực hiện thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Năm 2000, tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn xã là 840ha, trong đó diện tích lúa là 120ha, năng xuất bình quân đạt 4,2 tấn/ha. Tổng sản lượng quy thóc đạt 1.455 tấn. Các loại cây trồng chủ yếu là lúa, sắn, ngô, mía đường, mía kim tân. Công tác chăn nuôi phát triển mạnh. Tiếp tục thực hiện dự án phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, thực hiện một số trang trại vườn rừng theo hình thức nông – lâm kết hợp. Các ngành nghề thủ công, kinh doanh dịch vụ phát triển, nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu chủ yếu cho nhân dân. Từ 1996 – 2000 tình hình kinh tế trên địa bàn xã đi vào ổn định và phát triển toàn diện theo hướng nhiều thành phần, giá trị sản xuất đạt 12%/năm. Tổng giá trị thu nhập năm 2000 đạt 4,79 tỷ đồng, bình quân 2,3 triệu đồng/người/năm. Việc đầu tư cở hạ tầng được chú trọng làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn. Văn hóa – xã hội: Đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, khôi phục và phát huy truyền thống văn hóa của quê hương, đồng thời thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.... Mặt trận và các đoàn thể vận động nhân dân tham gia xây dựng gia đình, thôn, làng, cơ quan văn hóa. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phát triển phong trào thể dục thể thao, văn nghệ quần chúng.... Công tác giáo dục được quan tâm, thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác giáo dục, tăng cơ sở vật chất cho các trường học, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, thực hiện luật phổ cập giáo dục. Kết quả: năm 2000 phổ cập giáo dục đúng độ tuổi đạt 100%, phổ cập THCS đạt 97%, học sinh thi vào trường THPT đạt 47%, thi vào Đại học, cao đẳng, trung cấp đạt 5%. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, dân số KHHGĐ, vệ sinh môi trường được thực hiện ngày càng có hiệu quả, việc khám chữa bệnh cho nhân dân được đáp ứng kịp thời, hàng năm có từ 4.200 đến 4.700 lượt người được khám chữa bệnh, khám chuyển tuyến 120 ca, tỷ lệ sinh năm 2000 giảm 1,4%. Công tác quốc phòng, an ninh được giữ vững, chính sách xã hội được quan tâm đúng mức.
PHẦN THỨ TƯ
XUÂN KHANG TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (TỪ NĂM 2000 – 2017).
XUÂN KHANG TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (TỪ NĂM 2000 – 2017).
I. THỰC HIỆN SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN (2000-2005).
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn là nhiệm vụ trọng tâm, bằng nhiều hình thức như công tác lựa chọn cán bộ, xây dựng tổ chức Chi bộ cơ sở dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể. Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển Đảng được tiến hành thường xuyên. Hội đồng nhân dân đã có sự đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng các kỳ họp, cụ thể hóa chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng, Nhà nước; Tham gia thảo luận, quyết định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của xã, thực hiện chức năng giám sát, bầu ra đại diện chính quyền cấp xã. Ủy ban nhân dân phát huy hiệu lực điều hành và quản lý xã hội, tập trung chỉ đạo các ngành, các tổ chức quần chúng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng bộ huyện, xã đề ra; Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tập trung tổ chức vận động toàn dân thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội, từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở. Kết quả đạt được: Nền kinh tế xã hội trong 5 năm đầu thế kỷ XXI phát triển theo hướng toàn diện, tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng có sự phát triển đáng kể. Xây dựng cơ bản: Thời kỳ này hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống điện, trường học, trạm y tế, khu làm việc của xã được đầu tư thích đáng, tháng 11 năm 2005 xã đã được Nhà nước đầu tư vốn cho xây dựng cơ bản là 1,78 tỷ đồng. Trên cơ sở đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển đổi đất đai, quy vùng sản xuất, tập trung phát triển KT – XH. Kinh tế: Tổng diện tích gieo trồng năm 2001 là 877ha, đến năm 2005 là 1.367 ha, trong đó diện tích cấy lúa nước là 232ha, năng xuất bình quân 4,2 tấn/ha, sản lượng 1.671 tấn, bình quân lương thực là 263kg/người/năm. Công tác chăn nuôi tiếp tục phát triển, không có dịch bệnh lớn, tổng đàn và trọng lượng con nuôi đều tăng lên, nhiều hộ nông dân đã áp dụng mô hình chăn nuôi trang trại vừa và nhỏ đạt hiệu quả. Kinh tế trang trại đồi rừng được chú trọng phát triển theo hướng chuyển từ khai thác sang trồng mới, khoanh nuôi, bảo vệ, tập trung phát triển diện tích mía nguyên liệu, dứa, cây ăn quả. Trong 5 năm 2001 – 2005 nền kinh tế trên địa bàn xã phát triển tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng đạt 15%, tổng giá trị sản xuất năm 2001 là 6.590 triệu đồng, năm 2005 là 15.324 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người là 2.635.000đ/người/năm. Công tác văn hóa, giáo dục: Đến năm 2005 xã khai trương xây dựng 5 làng văn hóa, trong đó có 2 làng được công nhận làng văn hóa cấp tỉnh, 2 làng được công nhận làng văn hóa cấp huyện, có 77,3% hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa. Hệ thống thông tin nghe, nhìn, liên lạc trong nhân dân ngày càng phát triển. Phong trào TDTT, văn hóa, văn nghệ truyền thống trong nhân dân được duy trì. Công tác giáo dục từ 2001 – 2005 phát triển theo hướng toàn diện, phong trào xã hội hóa giáo dục tạo đã tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh trên địa bàn, các nhà trường thi đua dạy tốt, học tốt, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, chấn chỉnh nền nếp, kỷ cương trong nhà trường, nâng cao chất lượng dạy học. Năm 2005 có 16 học sinh giỏi cấp huyện, từ 2001 – 2005 có 17 học sinh trúng tuyển Đại học, 24 học sinh trúng tuyển Cao đẳng. Năm 2004 xã có 4 trường học với 66 lớp và 1.803 học sinh, bình quân cứ 3 người dân có một người đi học. Công tác an ninh, quốc phòng được đảm bảo, tình hình chính trị được ổn định, an ninh dân tộc miền núi được giữ vững, trật tự an toàn xã hội có chuyển biến tốt, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế – xã hội.
II. THỰC HIỆN MỤC TIÊU DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH (TỪ 2005 – 2017).
Từ năm 2005 – 2017 Đảng bộ xã Xuân Khang trải qua 3 kỳ Đại hội, từ Đại hội lần thứ XX đến đại hội XXII. Đại hội lần thứ XX đã bầu vào BCH Đảng bộ gồm 13 ủy viên và bầu Ban thường vụ Đảng ủy là 05 ủy viên, trong đó ông Trịnh Văn Doanh giữ chức bí thư Đảng bộ - Chủ tịch HĐND xã; ông Đường Xuân Ngà giữ chức phó bí thư - Chủ tịch UBND; ông Hoàng Huy Hùng giữ chức Phó bí thư trực Đảng. Đại hội lần thứ XXI đã bầu vào BCH Đảng bộ gồm 15 ủy viên và bầu Ban thường vụ Đảng ủy là 05 ủy viên, trong đó ông Trịnh Văn Doanh tái cử giữ chức bí thư Đảng bộ; ông Lê Kim Do giữ chức phó bí thư - Chủ tịch UBND; ông Phạm Thanh Hằng giữ chức Phó bí thư trực Đảng. ông Hoàng huy Hùng làm Chủ tịch HĐND. Đại hội lần thứ XXII đã bầu vào BCH Đảng bộ gồm 15 ủy viên và bầu Ban thường vụ Đảng ủy là 05 ủy viên, trong đó ông Vi Trung Thân giữ chức bí thư Đảng bộ - Chủ tịch HĐND; ông Lê Kim Do giữ chức phó bí thư - Chủ tịch UBND; ông Bùi Văn Nhạn giữ chức Phó bí thư trực Đảng. Tháng 02/2017 ông Nhạn – Phó bí thư trực Đảng do bị bệnh hiểm nghèo đã từ trần, ông Lê Thanh Hải được bầu bổ sung giữ chức Phó bí thư trực Đảng. Ngày 03/7/2017 Huyện ủy Như Thanh đã điều động ông Vi Trung Thân thôi giữ chức Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND xã Xuân Khang, ông Mã Văn Hùng được điều động về làm Bí thư Đảng ủy xã Xuân Khang, ông Lê Thanh Hải – PBT trực Đảng được bầu giữ chức vụ Chủ tịch HĐND xã. Bám sát Nghị quyết của Đảng bộ đề ra trong các kỳ đại hội, Đảng bộ xã Xuân Khang đã lãnh đạo chính quyền, Mặt trận tổ quốc các đoàn thể chính trị xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đảng bộ và Nghị quyết của HĐND xã đề ra, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên mọi mặt. Kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, quy mô kinh tế tăng gấp nhiều lần so với năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 24 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tăng dần tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ yếu trong nền kinh tế, phát triển theo hướng thâm canh tăng năng xuất, chất lượng, hiệu quả. Trong sản xuất đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ KHKT, ứng dụng các thành tựu khoa học, bón phân viên dúi sâu cho cây lúa đạt trên 70% diện tích, thực hiện dồn điền, đổi thửa, từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất, đưa các loại giống mới chất lượng cao vào gieo trồng nên năng xuất lúa bình quân 51,5 tạ/ha năm 2017, tổng sản lượng lương thực cây có hạt 1.600 tấn, góp phần quan trọng giải quyết lương thực tại chỗ cho nhân dân. Về chăn nuôi: Tập trung chỉ đạo phát triển đàn vật nuôi, chú trọng nâng cao tầm vóc đàn trâu, bò. Về lâm nghiệp: Tiếp tục duy trì và phát triển, tổng diện tích đất lâm nghiệp 2.381,74 ha, công tác quản lý bảo vệ, chăm sóc rừng được chú trọng, tỷ lệ độ che phủ rừng năm 2017 là 59,6%. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển khá ở một số lĩnh vực: Như vật liệu xây dựng, các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ... Trên địa bàn xã hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, hàng năm tạo công ăn việc làm ổn định tại chỗ cho hàng trăm lao động. Xây dựng cơ bản được tăng cường, các công trình được đầu tư xây dựng toàn diện như trạm y tế, đường giao thông, trường học, thủy lợi, trạm điện, hệ thống các nhà văn hóa thôn, công sở làm việc của xã... Các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. * Văn hoá - xã hội. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh. Số gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa chiếm tỷ lệ 65,3% năm 2017; hiện nay toàn xã có 07 làng, 04 cơ quan đạt danh hiệu làng, cơ quan văn hóa. Phong trào TDTT ngày càng phát triển mạnh mẽ, toàn xã hiện có 06 câu lạc bộ thể thao, số người tham gia luyện tập ngày càng tăng, đến hết năm 2017 có 13,1% số gia đình đạt danh hiệu gia đình thể thao. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 11 của Huyện ủy và thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL của Bộ văn hóa thể thao du lịch về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã đạt nhiều kết quả tích cực, tạo nếp sống văn hóa mới trong đời sống nhân dân. Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá được tăng cường, các hủ tục lạc hậu dần được xóa bỏ. Thực hiện kịp thời, đúng các chế độ chính sách đối với người có công, đối tượng BTXH, an sinh xã hội được bảo đảm, chính sách đối với trẻ em thường xuyên được quan tâm. Công tác giảm nghèo được chú trọng, các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người dân miền núi, dân tộc thiểu số luôn được tổ chức thực hiện, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi, làm tăng niềm tin của đồng bào dân tộc miền núi đối với Đảng và Nhà nước. * Quốc phòng - an ninh. - Về quốc phòng: Luôn tăng cường nhận thức về 2 nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” trong cán bộ và nhân dân. Hàng năm duy trì tốt chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, gắn với công tác huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; hoàn thành xuất sắc kế hoạch tuyển quân hàng năm. - Về an ninh: Thế trận an ninh nhân dân không ngừng được củng cố, tăng cường và phát triển góp phần tích cực trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong thời kỳ mới”, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. * Về xây dựng nông thôn mới. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực, bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi mới, nguồn lực trong nhân dân đã được khai thác có hiệu quả; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Đã thực hiện dồn điền đổi thửa 48,16 ha ở 02 thôn Xuân Lộc và Xuân Hưng. Trong đó: đất 2 lúa là 12,2 ha, đất chuyên màu là 36,4 ha gắn với việc xây dựng giao thông, thủy lợi nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đầu tư thâm canh, nhân dân trên địa bàn đã hiến 56.000m2 đất để mở rộng nền đường; đổ cấp phối đường giao thông 5,7km; đổ bê tông được 21km. Tổng mức đầu tư xây dựng chương trình nông thôn mới trong những năm qua là 77.878.000.000đ (Bảy mươi bảy tỷ, tám trăm bảy mươi tám triệu đồng). Trong đó: Vốn Nhà nước hỗ trợ là 21.680.220.000đ; Vay tín dụng ngân hàng là 820.000.000đ; Vốn doanh nghiệp là 687.000.000 đồng; vốn lồng ghép từ các dự án khác là 13.884.000.000đ; Giá trị huy động nguồn lực từ nhân dân là 41.246.820.000 đồng. Tính đến tháng 11 năm 2017 xã đã đạt 13/19 tiêu chí nông thôn mới, thôn Đồng Hơn, Xuân Cường được công nhận đạt chuẩn thôn nông thôn mới. * Công tác giáo dục. Kết quả trong những năm học vừa qua quy mô trường lớp ngày càng được củng cố và hoàn thiện; đội ngũ giáo viên được phát triển cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngày càng được quan tâm đầu tư, duy trì sĩ số học sinh 99,98% đạt 100%KH hàng năm. Ở các cấp học luôn có giáo viên dạy giỏi, tỷ lệ học sinh giỏi các cấp năm sau cao hơn năm trước, thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục. Trường tiểu học Xuân Khang và trường THCS được công nhận trường chuẩn quốc gia. * Y tế: Công tác y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình được củng cố về cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng ngày càng nhiều hơn việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, góp phần giảm áp lực cho các tuyến trên và chi phí đi lại của người bệnh. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế, làm tốt công tác y tế dự phòng, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, người nghèo, các đối tượng chính sách, xã Xuân Khang được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn đến năm 2020. Lịch sử xã Xuân Khang gắn liền với lịch sử huyện Như Thanh. Cùng với những bước thăng trầm của lịch sử đấu tranh xây dựng quê hương đất nước, qua quá trình thành lập và trưởng thành các thế hệ người dân xã Xuân Khang đã viết lên những trang sử vẻ vang cho quê hương đất nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển địa phương gặp không ít những khó khăn thách thức, song dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc trong xã. Đặc biệt là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy – HĐND - UBND huyện Như Thanh, tình hình kinh tế - xã hội trong xã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện. Nhìn lại những chặng đường đấu tranh xây dựng quê hương, chúng ta tự hào về con người Xuân Khang đã thủy chung son sắt, viết nên những trang sử chói lọi của quê hương đất nước. Có thể nói tất cả những thành quả về kinh tế - xã hội mà Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã Xuân Khang đã đạt được trong những năm qua đó là tiền đề, là hành trang cho các thế hệ người dân Xuân Khang trong những năm tiếp theo với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”./.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn là nhiệm vụ trọng tâm, bằng nhiều hình thức như công tác lựa chọn cán bộ, xây dựng tổ chức Chi bộ cơ sở dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể. Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển Đảng được tiến hành thường xuyên. Hội đồng nhân dân đã có sự đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng các kỳ họp, cụ thể hóa chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng, Nhà nước; Tham gia thảo luận, quyết định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của xã, thực hiện chức năng giám sát, bầu ra đại diện chính quyền cấp xã. Ủy ban nhân dân phát huy hiệu lực điều hành và quản lý xã hội, tập trung chỉ đạo các ngành, các tổ chức quần chúng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng bộ huyện, xã đề ra; Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tập trung tổ chức vận động toàn dân thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội, từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở. Kết quả đạt được: Nền kinh tế xã hội trong 5 năm đầu thế kỷ XXI phát triển theo hướng toàn diện, tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng có sự phát triển đáng kể. Xây dựng cơ bản: Thời kỳ này hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống điện, trường học, trạm y tế, khu làm việc của xã được đầu tư thích đáng, tháng 11 năm 2005 xã đã được Nhà nước đầu tư vốn cho xây dựng cơ bản là 1,78 tỷ đồng. Trên cơ sở đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển đổi đất đai, quy vùng sản xuất, tập trung phát triển KT – XH. Kinh tế: Tổng diện tích gieo trồng năm 2001 là 877ha, đến năm 2005 là 1.367 ha, trong đó diện tích cấy lúa nước là 232ha, năng xuất bình quân 4,2 tấn/ha, sản lượng 1.671 tấn, bình quân lương thực là 263kg/người/năm. Công tác chăn nuôi tiếp tục phát triển, không có dịch bệnh lớn, tổng đàn và trọng lượng con nuôi đều tăng lên, nhiều hộ nông dân đã áp dụng mô hình chăn nuôi trang trại vừa và nhỏ đạt hiệu quả. Kinh tế trang trại đồi rừng được chú trọng phát triển theo hướng chuyển từ khai thác sang trồng mới, khoanh nuôi, bảo vệ, tập trung phát triển diện tích mía nguyên liệu, dứa, cây ăn quả. Trong 5 năm 2001 – 2005 nền kinh tế trên địa bàn xã phát triển tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng đạt 15%, tổng giá trị sản xuất năm 2001 là 6.590 triệu đồng, năm 2005 là 15.324 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người là 2.635.000đ/người/năm. Công tác văn hóa, giáo dục: Đến năm 2005 xã khai trương xây dựng 5 làng văn hóa, trong đó có 2 làng được công nhận làng văn hóa cấp tỉnh, 2 làng được công nhận làng văn hóa cấp huyện, có 77,3% hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa. Hệ thống thông tin nghe, nhìn, liên lạc trong nhân dân ngày càng phát triển. Phong trào TDTT, văn hóa, văn nghệ truyền thống trong nhân dân được duy trì. Công tác giáo dục từ 2001 – 2005 phát triển theo hướng toàn diện, phong trào xã hội hóa giáo dục tạo đã tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh trên địa bàn, các nhà trường thi đua dạy tốt, học tốt, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, chấn chỉnh nền nếp, kỷ cương trong nhà trường, nâng cao chất lượng dạy học. Năm 2005 có 16 học sinh giỏi cấp huyện, từ 2001 – 2005 có 17 học sinh trúng tuyển Đại học, 24 học sinh trúng tuyển Cao đẳng. Năm 2004 xã có 4 trường học với 66 lớp và 1.803 học sinh, bình quân cứ 3 người dân có một người đi học. Công tác an ninh, quốc phòng được đảm bảo, tình hình chính trị được ổn định, an ninh dân tộc miền núi được giữ vững, trật tự an toàn xã hội có chuyển biến tốt, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế – xã hội.
II. THỰC HIỆN MỤC TIÊU DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH (TỪ 2005 – 2017).
Từ năm 2005 – 2017 Đảng bộ xã Xuân Khang trải qua 3 kỳ Đại hội, từ Đại hội lần thứ XX đến đại hội XXII. Đại hội lần thứ XX đã bầu vào BCH Đảng bộ gồm 13 ủy viên và bầu Ban thường vụ Đảng ủy là 05 ủy viên, trong đó ông Trịnh Văn Doanh giữ chức bí thư Đảng bộ - Chủ tịch HĐND xã; ông Đường Xuân Ngà giữ chức phó bí thư - Chủ tịch UBND; ông Hoàng Huy Hùng giữ chức Phó bí thư trực Đảng. Đại hội lần thứ XXI đã bầu vào BCH Đảng bộ gồm 15 ủy viên và bầu Ban thường vụ Đảng ủy là 05 ủy viên, trong đó ông Trịnh Văn Doanh tái cử giữ chức bí thư Đảng bộ; ông Lê Kim Do giữ chức phó bí thư - Chủ tịch UBND; ông Phạm Thanh Hằng giữ chức Phó bí thư trực Đảng. ông Hoàng huy Hùng làm Chủ tịch HĐND. Đại hội lần thứ XXII đã bầu vào BCH Đảng bộ gồm 15 ủy viên và bầu Ban thường vụ Đảng ủy là 05 ủy viên, trong đó ông Vi Trung Thân giữ chức bí thư Đảng bộ - Chủ tịch HĐND; ông Lê Kim Do giữ chức phó bí thư - Chủ tịch UBND; ông Bùi Văn Nhạn giữ chức Phó bí thư trực Đảng. Tháng 02/2017 ông Nhạn – Phó bí thư trực Đảng do bị bệnh hiểm nghèo đã từ trần, ông Lê Thanh Hải được bầu bổ sung giữ chức Phó bí thư trực Đảng. Ngày 03/7/2017 Huyện ủy Như Thanh đã điều động ông Vi Trung Thân thôi giữ chức Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND xã Xuân Khang, ông Mã Văn Hùng được điều động về làm Bí thư Đảng ủy xã Xuân Khang, ông Lê Thanh Hải – PBT trực Đảng được bầu giữ chức vụ Chủ tịch HĐND xã. Bám sát Nghị quyết của Đảng bộ đề ra trong các kỳ đại hội, Đảng bộ xã Xuân Khang đã lãnh đạo chính quyền, Mặt trận tổ quốc các đoàn thể chính trị xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đảng bộ và Nghị quyết của HĐND xã đề ra, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên mọi mặt. Kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, quy mô kinh tế tăng gấp nhiều lần so với năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 24 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tăng dần tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ yếu trong nền kinh tế, phát triển theo hướng thâm canh tăng năng xuất, chất lượng, hiệu quả. Trong sản xuất đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ KHKT, ứng dụng các thành tựu khoa học, bón phân viên dúi sâu cho cây lúa đạt trên 70% diện tích, thực hiện dồn điền, đổi thửa, từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất, đưa các loại giống mới chất lượng cao vào gieo trồng nên năng xuất lúa bình quân 51,5 tạ/ha năm 2017, tổng sản lượng lương thực cây có hạt 1.600 tấn, góp phần quan trọng giải quyết lương thực tại chỗ cho nhân dân. Về chăn nuôi: Tập trung chỉ đạo phát triển đàn vật nuôi, chú trọng nâng cao tầm vóc đàn trâu, bò. Về lâm nghiệp: Tiếp tục duy trì và phát triển, tổng diện tích đất lâm nghiệp 2.381,74 ha, công tác quản lý bảo vệ, chăm sóc rừng được chú trọng, tỷ lệ độ che phủ rừng năm 2017 là 59,6%. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển khá ở một số lĩnh vực: Như vật liệu xây dựng, các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ... Trên địa bàn xã hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, hàng năm tạo công ăn việc làm ổn định tại chỗ cho hàng trăm lao động. Xây dựng cơ bản được tăng cường, các công trình được đầu tư xây dựng toàn diện như trạm y tế, đường giao thông, trường học, thủy lợi, trạm điện, hệ thống các nhà văn hóa thôn, công sở làm việc của xã... Các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. * Văn hoá - xã hội. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh. Số gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa chiếm tỷ lệ 65,3% năm 2017; hiện nay toàn xã có 07 làng, 04 cơ quan đạt danh hiệu làng, cơ quan văn hóa. Phong trào TDTT ngày càng phát triển mạnh mẽ, toàn xã hiện có 06 câu lạc bộ thể thao, số người tham gia luyện tập ngày càng tăng, đến hết năm 2017 có 13,1% số gia đình đạt danh hiệu gia đình thể thao. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 11 của Huyện ủy và thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL của Bộ văn hóa thể thao du lịch về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã đạt nhiều kết quả tích cực, tạo nếp sống văn hóa mới trong đời sống nhân dân. Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá được tăng cường, các hủ tục lạc hậu dần được xóa bỏ. Thực hiện kịp thời, đúng các chế độ chính sách đối với người có công, đối tượng BTXH, an sinh xã hội được bảo đảm, chính sách đối với trẻ em thường xuyên được quan tâm. Công tác giảm nghèo được chú trọng, các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người dân miền núi, dân tộc thiểu số luôn được tổ chức thực hiện, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi, làm tăng niềm tin của đồng bào dân tộc miền núi đối với Đảng và Nhà nước. * Quốc phòng - an ninh. - Về quốc phòng: Luôn tăng cường nhận thức về 2 nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” trong cán bộ và nhân dân. Hàng năm duy trì tốt chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, gắn với công tác huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; hoàn thành xuất sắc kế hoạch tuyển quân hàng năm. - Về an ninh: Thế trận an ninh nhân dân không ngừng được củng cố, tăng cường và phát triển góp phần tích cực trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong thời kỳ mới”, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. * Về xây dựng nông thôn mới. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực, bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi mới, nguồn lực trong nhân dân đã được khai thác có hiệu quả; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Đã thực hiện dồn điền đổi thửa 48,16 ha ở 02 thôn Xuân Lộc và Xuân Hưng. Trong đó: đất 2 lúa là 12,2 ha, đất chuyên màu là 36,4 ha gắn với việc xây dựng giao thông, thủy lợi nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đầu tư thâm canh, nhân dân trên địa bàn đã hiến 56.000m2 đất để mở rộng nền đường; đổ cấp phối đường giao thông 5,7km; đổ bê tông được 21km. Tổng mức đầu tư xây dựng chương trình nông thôn mới trong những năm qua là 77.878.000.000đ (Bảy mươi bảy tỷ, tám trăm bảy mươi tám triệu đồng). Trong đó: Vốn Nhà nước hỗ trợ là 21.680.220.000đ; Vay tín dụng ngân hàng là 820.000.000đ; Vốn doanh nghiệp là 687.000.000 đồng; vốn lồng ghép từ các dự án khác là 13.884.000.000đ; Giá trị huy động nguồn lực từ nhân dân là 41.246.820.000 đồng. Tính đến tháng 11 năm 2017 xã đã đạt 13/19 tiêu chí nông thôn mới, thôn Đồng Hơn, Xuân Cường được công nhận đạt chuẩn thôn nông thôn mới. * Công tác giáo dục. Kết quả trong những năm học vừa qua quy mô trường lớp ngày càng được củng cố và hoàn thiện; đội ngũ giáo viên được phát triển cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngày càng được quan tâm đầu tư, duy trì sĩ số học sinh 99,98% đạt 100%KH hàng năm. Ở các cấp học luôn có giáo viên dạy giỏi, tỷ lệ học sinh giỏi các cấp năm sau cao hơn năm trước, thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục. Trường tiểu học Xuân Khang và trường THCS được công nhận trường chuẩn quốc gia. * Y tế: Công tác y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình được củng cố về cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng ngày càng nhiều hơn việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, góp phần giảm áp lực cho các tuyến trên và chi phí đi lại của người bệnh. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế, làm tốt công tác y tế dự phòng, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, người nghèo, các đối tượng chính sách, xã Xuân Khang được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn đến năm 2020. Lịch sử xã Xuân Khang gắn liền với lịch sử huyện Như Thanh. Cùng với những bước thăng trầm của lịch sử đấu tranh xây dựng quê hương đất nước, qua quá trình thành lập và trưởng thành các thế hệ người dân xã Xuân Khang đã viết lên những trang sử vẻ vang cho quê hương đất nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển địa phương gặp không ít những khó khăn thách thức, song dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc trong xã. Đặc biệt là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy – HĐND - UBND huyện Như Thanh, tình hình kinh tế - xã hội trong xã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện. Nhìn lại những chặng đường đấu tranh xây dựng quê hương, chúng ta tự hào về con người Xuân Khang đã thủy chung son sắt, viết nên những trang sử chói lọi của quê hương đất nước. Có thể nói tất cả những thành quả về kinh tế - xã hội mà Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã Xuân Khang đã đạt được trong những năm qua đó là tiền đề, là hành trang cho các thế hệ người dân Xuân Khang trong những năm tiếp theo với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”./.
Tin khác
Công khai kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
160
Hôm qua:
127
Tuần này:
2430
Tháng này:
304524
Tất cả:
1473047
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289
02373.742.289