Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử xã Xuân Khang - Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hoá

PHƯƠNG ÁN Sản xuất vụ Xuân 2024

Đăng lúc: 10:49:37 29/11/2023 (GMT+7)
100%
Print


UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ XUÂN KHANG


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:          /PA-UBND                           

 

      Xuân Khang, ngày       tháng       năm 2023

PHƯƠNG ÁN

Sản xuất vụ Xuân 2024

 
 

 


Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ XUÂN 2023

 

1.     Đặc điểm tình hình.

Tổ chức triển khai sản xuất vụ Xuân năm 2023 trên địa bàn xã với những thuận lợi cơ bản đó là: Sản xuất Trồng trọt luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, sự tham gia phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, ban ngành đoàn thể ở xã; kinh nghiệm và sự tập trung trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, ban thôn; dịch vụ phục vụ sản xuất cơ bản cung ứng đầy đủ, kịp thời; công tác dự tính, dự báo và phòng trừ sâu bệnh chủ động và đạt hiệu quả cao; hệ thống dịch vụ ứng dụng KHKT, cơ giới hóa vào sản xuất ngày càng phát triển. Đây là cơ sở để các đơn vị, người dân tập trung tổ chức phát triển sản xuất trồng trọt nhằm đạt kết quả cao nhất.

Tuy nhiên bên cạnh đó, sản xuất Trồng trọt cũng gặp những khó khăn đó là: An ninh chính trị toàn cầu diễn biến phức tạp; giá vật tư nông nghiệp tăng đột biến, nhất là phân bón, trong khi giá hầu hết các loại nông sản vẫn ở mức thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định; Điều kiện thời tiết diễn biến rất bất thường, đầu vụ rét đậm, rét hại kéo dài; Lao động trong khu vực nông nghiệp ngày càng ít, sản xuất nông hộ vẫn chiếm đa số; cơ giới hóa tuy phát triển song mới chỉ thực hiện được ở một số khâu và trên những diện tích lớn; phương thức canh tác thủ công vẫn chiếm tỷ lệ lớn ở nhiều khâu.

2. Kết quả sản xuất vụ Xuân năm 2023

Tổng diện tích gieo trồng vụ Xuân là 373,7 ha, đạt 89,7% KH. Sản lượng cây lương thực có hạt đạt 891,64 tấn. trong đó:

- Cây lúa diện tích là 134,2 ha, lúa lai 82% diện tích; tỷ lệ sử dụng phân viên là 76,7%, năng xuất 58 tạ/ha, sản lượng đạt 778,36 tấn.

- Cây ngô 31 ha năng xuất 34 tạ/ha năng xuất đạt 105,4 tấn

- Cây lạc 4,2 ha năng xuất 14 tạ/ha năng xuất ước tính 5,88 tấn

- Cây khoai lang 3,3 ha năng xuất 55 tạ/ha năng xuất ước tính 18,15tấn

- Rau màu các loại 38 ha.

- Cây sắn 100 ha.

- Diện tích trồng cây Gai xanh là 5,5 ha, năng suất ước đạt 700 kg/ha

- Cây trồng khác (cây ăn quả, mía kim tân, mía ép, cỏ voi, mướp đắng, dược liệu, cây gia vị…) 61,7 ha

3. Đánh giá.

3.1. Những kết quả đạt được.

* Công tác hướng dẫn, chỉ đạo điều hành sản xuất

Phương án sản xuất vụ Xuân 2023 của xã được triển khai sớm. Các văn bản chỉ đạo sản xuất được triển khai kịp thời, công tác tuyên truyền hướng dẫn về biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh được cập nhật thường xuyên; các chính sách của Trung ương, của tỉnh và xã được triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng quy định; việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phục vụ sản xuất được chú trọng; sự phối hợp giữa xã với cơ quan chuyên môn cấp xã và doanh nghiệp có sự nhịp nhàng đã nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành sản xuất.

* Thời vụ, cơ cấu giống và công tác phòng trừ sâu bệnh hại

- Về thời vụ: Vụ Xuân 2023 là vụ gặp hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường chưa từng xảy ra ở những năm trước đó. Do vậy, trà lúa cấy đúng lịch thời vụ khi trổ gặp nhiệt độ thấp làm giảm năng suất, chất lượng lúa. 

- Về cơ cấu giống: Nhìn chung, các đơn vị sử dụng các giống lúa đúng cơ cấu giống chủ lực theo định hướng của UBND xã: nhóm giống lúa lai đạt 75% diện tích.

- Các loại cây trồng khác: Được bố trí theo chân đất phù hợp; chất lượng giống đảm bảo, các giống tốt, chất lượng cao, có thị trường tiêu thụ ổn định được đưa vào gieo trồng ngày càng nhiều như: cây rau, các loại cây dược liệu, cây thức ăn chăn nuôi....

- Về công tác phòng trừ sâu bệnh: Các đối tượng sâu bệnh hại được phát hiện, xử lý kịp thời, đúng quy trình góp phần nâng cao giá trị sản xuất vừa đảm bảo chất lượng nông sản và an toàn thực phẩm. Vụ xuân 2023 tình hình sâu bệnh diễn biến tương đối ổn định nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là không đáng kể. 

* Quản lý vật tư nông nghiệp

Hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn cơ bản đi vào nề nếp, chưa phát hiện tình trạng buôn bán giống, thuốc BVTV giả, thuốc cấm sử dụng. Số lượng, chủng loại vật tư nông nghiệp cơ bản đáp ứng đầy đủ, kịp thời phục vụ sản xuất đảm bảo về chất lượng, ổn định về giá cả. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng nông dân sử dụng thuốc BVTV không tuân thủ theo đúng hướng dẫn, sử dụng thuốc ngoài danh mục, nhiều nơi còn tình trạng vỏ thuốc vứt bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường.

* Công tác thủy lợi

Công tác thủy lợi được cơ quan chuyên môn, các đơn vị chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch tưới tiêu, phòng chống hạn kịp thời; việc tu sửa các công trình thủy lợi, khơi thông dòng chảy, đã đáp ứng nhu cầu nước tưới cho cây trồng, góp phần thực hiện thắng lợi sản xuất vụ Xuân 2023.

3.2. Những tồn tại, hạn chế

- Giá các loại vật tư, nông sản không ổn định, giá công lao động cao nên chi phí sản xuất cao; chuyển dịch lao động trẻ, khỏe từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ tiếp tục tăng. Tiêu thụ nông sản chủ yếu vẫn qua tư thương, ít hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm nên sản xuất chưa thực sự bền vững.

- Phần lớn diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo chuỗi gặp nhiều khó khăn.

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp chưa phát huy hiệu quả và chưa phát huy vai trò là cầu nối trong liên kết sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp.

- Công tác chỉ đạo điều hành sản xuất ở một số thôn chưa quyết liệt nên vẫn còn tình trạng gieo cấy lúa sớm hơn so với lịch thời vụ của xã.

 

Phần thứ hai

PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ XUÂN 2024

 

I. DỰ BÁO MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SẢN XUẤT

1. Tình hình thời tiết khí hậu, thủy văn, nguồn nước

Theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng ENSO có khả năng tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina từ nay đến hết năm 2023 với xác suất khoảng 50-60%, khả năng La Nina kéo dài sang đầu năm 2024 là khoảng 20-30%.

* Nhiệt độ và không khí lạnh

Tháng 11-12/2023 nhiệt độ trung bình phổ biến thấp hơn TBNN khoảng 0,5-1,00C; Tháng 01- 03/2024 nhiệt độ trung bình phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ. Không khí lạnh có khả năng hoạt động muộn và nền nhiệt các tháng đầu mùa Đông có khả năng thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ.

* Lượng mưa, dòng chảy

Tháng 11/2023 và 03/2024, Tổng lượng mưa (TLM) phổ biến xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ. Như vậy, không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm và nền nhiệt độ các tháng đầu mùa Đông có khả năng thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ; các đợt rét đậm, rét hại tập trung trong thời kỳ từ nửa cuối tháng 12/2023 đến hết tháng 01/2024. Có khả năng xuất hiện các hiện tượng băng giá và sương muối trong các tháng chính của mùa Đông 2023-2024; mưa ít và tình trạng thiếu hụt dòng chảy, hạn có khả năng xuất hiện đầu vụ và cuối vụ, hạn cục bộ có thể xảy ra, nhất là một số vùng cuối kênh, vùng tưới bằng hồ đập và một số khu vực trạm bơm lẻ.

2. Thuận lợi, khó khăn

* Thuận lợi

Ngành trồng trọt tiếp tục được quan tâm của cấp ủy Đảng, Chính quyền. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đặc biệt là ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư hoàn thiện giúp cho sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao hơn. Công tác quản lý giống, phân bón, thuốc BVTV và an toàn vệ sinh thực phẩm của các cấp, các ngành ngày càng đi vào nề nếp.

* Khó khăn

Tình hình an ninh, chính trị thế giới, khu vực có nhiều biến động, dịch bệnh Covid-19 tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các biến chủng mới với diễn biến phức tạp, khó lường vẫn là nguy cơ gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu, sâu bệnh phát sinh phát triển trái quy luật là nguy cơ gây thiệt hại lớn cho sản xuất Trồng trọt. Mặt khác, các hạn chế về mặt nội tại của ngành như diện tích nhỏ lẻ, thiếu lao động vẫn là những yếu tố gây khó khăn cho sản xuất ngành Trồng trọt. Giá vật tư đầu vào vẫn còn ở mức cao, liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ còn ít. Thị trường giống, vật tư nông nghiệp và nông sản biến động thất thường. Nguồn giống nhập khẩu sẽ gặp khó khăn do chính sách thương mại và ảnh hưởng của dịch bệnh làm cho số lượng, chủng loại và sản lượng giống phục vụ sản xuất có thể hạn chế.

II. MỤC TIÊU SẢN XUẤT VỤ XUÂN 2024

Tổng diện tích gieo trồng vụ Xuân là 360,7 ha, sản lư­ợng cây lư­ơng thực có hạt dự tính 868,36 tấn. trong đó:

- Cây lúa n­ước là 134,2 ha, lúa lai 85% diện tích; tỷ lệ sử dụng phân viên là 85%, năng xuất 58 tạ/ha, sản lượng ư­ớc tính 778,36  tấn.

- Cây ngô 30 ha năng xuất 30 tạ/ha năng xuất ­ước tính 90 tấn

- Cây lạc 03 ha năng xuất 14 tạ/ha năng xuất ­ước tính 4,2 tấn

- Cây khoai lang 04 ha năng xuất 55 tạ/ha năng xuất ư­ớc tính 22 tấn

- Rau màu các loại 38 ha.

- Cây mía đư­ờng 04 ha, năng xuất 55 tấn/ha, sản lượng 220 tấn.

- Cây sắn 90 ha, năng suất 20 tấn/ha, sản lương 1.800 tấn.

- Bí xanh 5 ha.

- Cây trồng khác (cỏ voi, riềng, củ từ, cây dược liệu, cây gia vị…) 52.5 ha

(Có kế hoạch chi tiết cho từng đơn vị kèm theo)

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý nhà nước trong điều hành sản xuất

Trên cơ sở điều kiện thực tế của từng đơn vị, căn cứ phương án sản xuất của UBND xã các thôn cụ thể hóa phương án để tập trung chỉ đạo, nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chỉ đạo điều hành của thôn, nâng cao trách nhiệm cá nhân, phát huy được vai trò của các tổ chức chính trị xã hội; tổ chức thông tin tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, vai trò của sản xuất vụ Xuân năm 2023, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xử lý kịp thời các nảy sinh trong sản xuất.

2. Bố trí cơ cấu giống và thời vụ

Vụ Xuân năm 2024 dự báo rét xuất hiện sớm và kết thúc muộn; nắng nóng, gió Tây Nam dự báo xuất hiện từ trung tuần tháng Năm dương lịch. Trong điều kiện đó thời vụ gieo trồng của xã sẽ rất eo hẹp.

Quan điểm chỉ đạo sản xuất vụ Xuân phải là vụ cho năng suất, sản lượng cao và an toàn; đồng thời, cơ cấu thời vụ của vụ Xuân phải phù hợp để tạo quỹ đất, thời gian cho sản xuất vụ Mùa và vụ Đông. Vì vậy UBND xã đề nghị các thôn tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Về cơ cấu thời vụ: Trên cây lúa: tập trung tăng tối đa diện tích trà lúa Xuân muộn, hạn chế thấp nhất diện tích gieo cấy trà Xuân chính vụ; trên cây ngô, lạc, mía, sắn trồng mới tiến hành gieo trồng từ trước tiết Lập Xuân khoảng 5 ngày (Lập xuân vào ngày 04/2/2024), các loại rau, củ, quả bố trí thời vụ theo thời gian sinh trưởng của từng loại; các loại cây ăn quả lâu năm kết thúc trồng mới trước 30/4/2024.

- Cơ cấu giống: Tập trung lựa chọn các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng thích ứng và chống chịu cao để đưa vào gieo trồng; Mỗi cánh đồng chỉ cơ cấu từ 1-2 giống, mỗi đơn vị cơ cấu từ 2-3 giống cây trồng để hình thành vùng sản xuất đồng bộ, tập trung, thuận lợi cho ứng dụng các biện pháp thâm canh. UBND huyện khuyến cáo cơ cấu bộ giống và thời vụ sản xuất như sau:

- Cây Lúa: Bố trí lúa trỗ từ 30/4-10/5/2024 (tập trung từ 30/4-5/5) để tránh được rét cuối vụ do ảnh hưởng của năm nhuận và nắng nóng, gió Tây Nam sau tiết Lập hạ. Vì vậy, tuỳ theo thời gian sinh trưởng của từng giống để xác định thời điểm gieo mạ, đồng thời phù hợp với tập quán canh tác và ăn tết cổ truyền của Nhân dân. Đối với những khu đồng có tiểu khí hậu đặc thù như: ruộng vùng cao, ruộng ở chân núi đá, ruộng ở thung lũng, vùng sâu trũng, ruộng canh tác nhờ nước trời tập trung gieo cấy ở trà Xuân sớm chính vụ bằng các giống chịu rét, có thời gian sinh trưởng từ 135 - 150 ngày như các giống Xi23, X21, NX30. Thời gian gieo mạ từ 15/12 - 25/12/2023.

Trà lúa xuân muộn: Các khu vực còn lại sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng khá trở lên, tập trung các giống lúa lai như: Thái xuyên 111, VT 404, Nhị ưu 838, Cưu đa hệ số 1, TBR45, Thụy hương 308, TBR 1, Nhị ưu 986, Hương ưu 98, Lam Sơn 8… Thời gian gieo mạ từ 05/01/2024 – 10/01/2024.

- Cây ngô:  Đất chuyên màu, đất bãi, đất lúa khó tưới chuyển sang trồng ngô thì sử dụng các giống: PSC747, CP3Q, CP333, P4311, NK7328 và ngô nếp các loại. Đất đồi thấp sử dụng các giống: K4300, CP511, CP111, NK6253, CP512.

- Cây lạc: Đất chuyên màu, đất bãi các giống: L14, L18, L23, L26, TB 25,...

- Cây rau màu: lựa chọn các giống cây trồng thích hợp với từng vùng, từng đơn vị, có thị trường tiêu thụ để mở rộng diện tích như rau an toàn, ớt, cây thức ăn gia súc, ... đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc bố trí các cây màu trên đất trồng lúa được chuyển đổi. Những nơi khó khăn về nước tưới cần tranh thủ thời tiết có mưa, đất đủ ẩm để gieo trồng, chăm sóc và linh hoạt các hình thức tưới có hiệu quả cho cây trồng.

- Cây mía, cây sắn và cây ăn quả: Sử dụng giống mía có năng suất, chữ đường cao, nhất là các giống được sản xuất bằng phương pháp nuôi cây mô để trồng mới; lựa chọn, tổ chức cung ứng giống sắn từ các vùng chưa bị nhiễm bệnh khảm lá đồng thời tiếp tục du nhập giống sắn kháng bệnh khảm lá để gieo trồng; Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng để mở rộng diện tích cây ăn quả tập trung theo đề án đã được phê duyệt; tranh thủ thời tiết có mưa ẩm để gieo trồng các loại mía sắn, cây ăn quả.

(Cơ cấu và thời vụ các giống cây trồng chủ lực có lịch gieo trồng kèm theo)

3. Thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh

Khẩn trương làm ải, ngâm dầm diện tích đất không gieo trồng vụ Đông; những diện tích làm vụ Đông phải thu hoạch và vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ trước khi làm đất gieo trồng vụ Đông Xuân.

Không gieo trồng, chăm sóc bón phân trong những ngày có nhiệt độ dưới      150C; che phủ nilon 100% cho mạ vụ Xuân; mở rộng diện tích làm mạ khay, máy cấy, gieo hạt bằng máy, làm bầu, bánh, nhân giống trong vườn ươm trước khi ra ruộng sản xuất.

Bón phân cân đối theo phương châm nặng đầu, nhẹ cuối, bón tập trung; tăng cường sử dụng vôi bột cải tạo đất và sử dụng phân hữu cơ và phân NPK tổng hợp chuyên dùng cho cây trồng theo khuyến cáo của các đơn vị sản xuất kinh doanh có thương hiệu uy tín như: Tiến Nông, Lâm Thao, Bình Điền, Sông Mã, Thiên Nông, Phú Nông, Phúc Thịnh, Long Điền,...

Ứng dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất: cấy hiệu ứng hàng biên (hàng rộng, hàng hẹp); áp dụng quản lý dinh dưỡng, quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng phân viên dúi sâu; che phủ nilong, màng hữu cơ trên các loại cây rau màu, cây lạc. Tập trung mở rộng diện tích gieo trồng theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), sản xuất hữu cơ; đồng thời thực hiện tốt việc phơi sấy, bảo quản để đảm bảo chất lượng nông sản.

4. Công tác phòng trừ sâu, bệnh

Dự báo tình hình sinh vật gây hại chính có thể phát sinh, gây hại trên cây lúa và các cây trồng chính vụ Xuân 2024 như sau:

Cây lúa: Bệnh đạo ôn lá và cổ bông sẽ xuất hiện sớm từ cuối tháng 2 tiếp tục phát triển và gây hại đến tháng 5; bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn sẽ xuất hiện và gây hại nặng vào giữa tháng 4 sau những đợt mưa kéo dài; bệnh khô vằn xuất hiện và gây hại sớm trên tất cả các giống, hại mạnh từ cuối đẻ nhánh đến làm đòng trỗ bông vào cuối tháng 3 đầu tháng 4; bệnh đen lép hạt xuất hiện vào giai đoạn trỗ bông đến thu hoạch. Sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 sẽ xuất hiện vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, đây là lứa sâu dự kiến có mật độ cao và gây hại trên diện rộng. Sâu đục thân 2 chấm lứa 2 sẽ gây bông bạc cho các trà lúa xuân chính vụ và lúa xuân muộn giữa tháng 3 sang đầu tháng 4; rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 2 sẽ xuất hiện vào đầu đến giữa tháng 2và tích luỹ mật độ; lứa 3 có thể gây cháy cục bộ vào trung tuần tháng 3 đầu tháng 4.

Cây Ngô: Sâu keo mùa thu sẽ phát sinh gây hại tất cả các giai đoạn sinh trưởng, nhất là giai đoạn cây ngô từ 3-6 lá đến giai đoạn ngô xoắn nõn-loa kèn. Bệnh lùn sọc đen phương Nam có khả năng xuất hiện gây hại giai đoạn ngô từ 1,5 lá đến 7-8 lá, trên các giống ngô ngọt, ngô bao tử; sâu xám sẽ phát sinh sớm và gây hại giai đoạn cây con; sâu ăn lá, sâu đục thân sẽ phát sinh gây hại mạnh từ giai đoạn 6-9 lá. Rệp cờ, sâu đục bắp cũng xuất hiện và gây hại vào cuối vụ.

Cây Lạc: Bệnh lở cổ rễ héo xanh, héo gốc mốc trắng, đốm lá, gỉ sắt, bệnh héo vàng và bệnh thối tia, thối củ sẽ phát sinh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lạc. Các loại sâu hại như: sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá lạc là các đối tượng cần chú ý quan tâm vì các đối tượng này có thể phát sinh sớm với mật độ cao và gây hại trên diện rộng.

Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn hiện nay đã xuất hiện gây hại trên giống KM94, KM140 tại các xã trồng sắn. Vì thế trong năm tới dự báo sẽ lây lan gây hại ngay ở giai đoạn cây con, đặc biệt trên những vùng hiện nay đã xuất hiện bệnh nếu không được tiêu hủy triệt để hoặc luân chuyển trồng cây khác.

Chuột: Là đối tượng gây hại quanh năm và mức độ gây hại ngày càng gia tăng qua các năm, vụ Đông Xuân chuột sẽ gây hại ngay từ đầu vụ và suốt trong quá trình sinh trưởng của cây trồng đặc biệt là vào cuối tháng 3 đầu tháng 3.

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp xã thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo, tăng cường công tác hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại, không để sâu bệnh phát sinh thành dịch.

5. Tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình mới trong sản xuất

Các đơn vị, cơ sở cần lựa chọn đối tượng cây trồng chủ lực và có lợi thế, lựa chọn địa điểm và tổ chức sản xuất phù hợp, kêu gọi doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc hộ gia đình có khả năng đầu tư để xây dựng các mô hình gắn sản xuất với bao tiêu sản phẩm theo chuỗi giá trị, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả cao: mô hình trồng ngô dày làm thức ăn chăn nuôi, mô hình trồng thanh long ruột đỏ, mô hình trồng đào, mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình ứng dụng cơ giới hóa, nhất là tăng tỷ lệ cơ giới hóa nhằm tranh thủ được thời vụ, giải quyết tình trạng thiếu lao động, giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với UBND xã.

Xây dựng Phương án sản xuất vụ Xuân 2024 triển khai đến các thôn, các ngành, đoàn thể của xã. Tập trung chỉ đạo các khâu quan trọng, nhất là tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, công tác thuỷ lợi, phối hợp với các phòng ban, trạm trại chuyên môn của xã tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân và xây dựng các mô hình kinh tế cao gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm

2. Các bộ phận chuyên môn và các tổ chức đoàn thể.

Theo chức năng nhiệm vụ của mình tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho sản xuất vụ Xuân 2024; động viên hội viên, đoàn viên tham gia vào các chiến dịch phục vụ sản xuất nông nghiệp; Ban văn hóa xã phối hợp với các bộ phận chuyên môn và các đoàn thể phát nhiều tin bài, nhất là h­ướng dẫn kỹ thuật và thông tin nhanh các điển hình trong sản xuất, đẩy mạnh phong trào thi đua hoàn thành mục tiêu kế hoạch sản xuất đề ra.

3. Đối với Hợp tác xã Khang Minh:

Phối hợp với các thôn tăng cường kiểm tra các hồ đập, không để lãng phí nước và điều tiết nước hợp lý phục vụ cho sản xuất vụ Xuân 2024 đạt kết quả cao nhất.

4. Đối với các thôn.

Tập trung chỉ đạo nhân dân thu hoạch nhanh gọn những diên tích trồng cây vụ Đông để nhanh chóng giải phóng đất kịp thời gieo mạ cho vụ Xuân 2024 đúng thời vụ. Chỉ đạo, động viên nhân dân gieo cấy đúng lịch thời vụ và chỉ nên sử dụng mỗi một cánh đồng chỉ dùng 2 - 3 loại giống để dễ cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, ưu tiên việc sử dụng nước cho việc làm đất mạ và cày bừa giải phóng đất cho sản xuất vụ Xuân 2024 trong khung thời vụ tốt nhất./.

 

Nơi nhận:                                                                                        KT. CHỦ TỊCH

- Trực ĐU, HĐND;                                                                           PHÓ CHỦ TỊCH                                                                              

- Chủ tịch, PCT UBND xã;                          

- Các ban ngành đoàn thể;

- 11Thôn, HTX Khang Minh;

-Lưu: VT.  

 

 

                                                                                        Phạm Văn Sao


Phụ lục 1: GIAO CHỈ TIÊU PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ XUÂN NĂM 2024

(Kèm theo Phương án số ..   /PA-UBND ngày      tháng 11 năm 2023 của UBND xã Xuân Khang)

                                 

TT

Tên đơn vị

Tổng diện tích gieo trồng

Cây lúa nước

Cây ngô

Cây lạc

Khoai lang

Rau đậu các loại (ha)

Cây mía đường (ha)

Cây sắn (ha)

Cây trồng khác (cỏ voi, cây dược liệu, cây gia vị…)

Diện tích (Ha)

Lúa lai 85% (ha)

Phân viên 85% (ha)

năng xuất (tạ/ha)

Diện tích (ha)

Năng xuất (tạ/ha)

Diện tích  (ha)

Năng xuất (tạ/ha)

Diện tích  (ha)

Năng xuất (tạ/ha)

1

Đồng Mưa

55.7

16.7

14.20

14.20

60

3.5

30

0.1

14

0.4

55

4

4

20

7

2

Phượng Xuân

55.4

25.3

21.51

21.51

60

3.5

30

0.2

14

0.4

55

4

0

15

7

3

Xuân Hoà

43.1

20.1

17.09

17.09

60

2.5

30

0.1

14

0.4

55

4

0

10

6

4

Xuân Tiến

53.8

20.3

17.26

17.26

60

3

30

0.1

14

0.4

55

4

0

20

6

5

Đồng Hơn

6.5

0

0.00

0.00

60

1.5

30

0

14

0

55

2

0

1

2

6

Trạch Khang

11.1

0.8

0.68

0.68

60

2.5

30

0.1

14

0.2

55

2.5

0

3

2

7

Xuân Lộc

33.9

15.9

13.52

13.52

60

3

30

0.5

14

0.5

55

4

0

5

5

8

Xuân Thành

32.3

14.7

12.50

12.50

60

3

30

1.5

14

0.6

55

4

0

1

7.5

9

Xuân Sinh

11.8

0.6

0.51

0.51

60

1.5

30

0

14

0.2

55

1.5

0

5

3

10

Xuân Hưng

22.1

3.5

2.98

2.98

60

3

30

0.2

14

0.4

55

4

0

5

6

11

Xuân Cường

35

16.3

13.86

13.86

60

3

30

0.2

14

0.5

55

4

0

5

6

 

Tổng

360.7

134.2

114.07

114.07

 

30

 

3

 

4

 

38

4

90

57.5

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 2: GIAO CHỈ TIÊU SẢN XUẤT LÚA NẾP VỤ XUÂN 2024

                     Đơn vị tính: ha

TT

Đơn vị

Diện tích lúa nếp vụ Xuân năm 2024

Ghi chú

Toàn xã

9

 

1

 Đồng Mưa

1.5

 

2

Xuân Hòa

1.5

 

3

Phượng Xuân

1.5

 

4

Xuân Tiến

1.2

 

5

Xuân Lộc

1.5

 

6

 Xuân Thành

1.2

 

7

Xuân Cường

1.4

 

8

Xuân Hưng

0.2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN                                                      HƯỚNG DẪN LỊCH GIEO TRỒNG

 XÃ XUÂN KHANG                                          CÁC GIỐNG LÚA, MÀU VỤ XUÂN 2024

Cây trồng

 

Cơ cấu

 

Mùa vụ và chân đất

 

Loại giống chủ lực

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Thời gian gieo mạ

Tuổi mạ (lá)

Thời gian trỗ dự kiến

 

 

 

 

Lúa

Trà lúa Xuân sớm và chính vụ (10%)

Vàn sâu, vàn hơi sâu chủ động nước, ruộng vùng cao, ruộng chân núi đá, ruộng thung

lũng

 

 

Các giống: Xi23, X21, 13/2

 

 

135-150

 

 

15-25/12

 

 

4,0 - 4,5

 

 

20/4-25/4

 

Trà lúa xuân muộn (90%)

Các khu vực còn lại: Cơ cấu trà xuân muộn tập trung các giống có năng suất cao, chất

lượng khá

 

Thái xuyên 111, VT 404, Nhị ưu 838, Cưu đa hệ số 1, TBR45, Thụy hương 308, Nhị ưu 986… BR 1, Hương ưu 98, Lam Sơn 8

 

 

125-135

 

05-

10/01/2024

 

 

3,5 - 4,0

 

 

25-30/4

 

 

 

Ngô

 

Đất chuyên màu, đất bãi ven sông, đất lúa khó tưới chuyển trồng ngô

 

PSC747, CP3Q, CP333, P4311,

NK7328, ngô nếp...

 

125-135

 

10-

15/02/2024

 

 

 

 

Gieo hạt trực tiếp

 

Trước 20/6

 

Đất đồi thấp

K4300, CP511, CP111, NK6253, CP512...

 

125-135

10-

25/02/2024

 

Trước 25/6

Lạc

Đất chuyên màu, đất bãi

L14, L18, L23, L26, TB 25

125-135

10-

20/02/2024

Trước 20/6

 

 

 

  

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
40
Hôm qua:
345
Tuần này:
1177
Tháng này:
2716
Tất cả:
382670

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289